Từng xuất hiện trong rất nhiều khuôn hình của các nhiếp ảnh gia Việt Nam và quốc tế, nữ sinh Thạch Thị Sa Pa (Bàu Trúc, Ninh Phước, Ninh Thuận) sớm đã quen với những cuộc gặp gỡ du khách. Đó là một trong những lý do khiến cô nàng ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch. Mặc dù đủ điểm trúng tuyển đại học nhưng cô nàng với đôi mắt đặc biệt lại lựa chọn hệ cao đẳng Tiếng Anh du lịch (quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành), đại học Nha Trang. Trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi là ước mơ từ lâu của Sa Pa, cô nàng mong muốn mình có thể dẫn thật nhiều du khách, đặc biệt là du khách quốc tế ghé thăm làng gốm Bàu Trúc ở quê hương. Một phần lý do là bởi, Sa Pa từ nhỏ đã trở thành "tâm điểm" cuốn hút trong rất nhiều góc chụp sinh động của hàng nghìn nhiếp ảnh gia trong nước và quốc tế. Có dịp, mỗi tuần, gia đình Sa Pa cũng tiếp đến 3 lượt du khách đến chụp ảnh. Cô gái dân tộc Chăm yêu thích tiếng Anh từ lúc nào không hay và say mê công việc của một hướng dẫn viên du lịch. Nhiếp ảnh gia tự do Hà Hoàng Anh - May, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh đã có cuộc hội ngộ đầy bất ngờ với cô bé Sa Pa, ngay lập tức bị cuốn hút bởi đôi mắt đặc biệt ấy. Ấn tượng từ lần đầu tiên của May là: "Gia đình Sa Pa thực sự khó khăn, có 7 người con và ba mẹ đều đã già yếu không còn đủ sức lao động. Đại gia đình cùng sống trong một ngôi nhà được Nhà nước hỗ trợ từ vài năm trước. Ấn tượng đối với tôi là sự hiếu khách và chân thật của cả gia đình. Chính vì vậy, mặc dù giống như bị "hớp hồn" bởi đôi mắt, nhưng tôi dành thời gian để trải nghiệm và lắng nghe cuộc sống của em nhiều hơn là ghi lại nhiều khoảnh khắc như các nhiếp ảnh gia khác". "Vừa rồi, khi biết tin đỗ đại học, Sa Pa có gọi điện báo với tôi, tôi rất mừng cho em, nhưng cũng không khỏi chạnh lòng khi biết em đã phải ra Nha Trang làm thêm từ ngày 17/7 để sẵn sàng chi phí trang trải cho ngày nhập học sắp tới", May chia sẻ. Sa Pa là một cô gái có đôi mắt 2 màu hiếm hoi trên thế giới. Ba em có đôi mắt màu xanh, là một người thợ mộc hơn 60 tuổi, còn mẹ em là một người phụ nữ giỏi làm gốm, với đôi mắt màu đen. Chính đôi mắt đặc biệt của Sa Pa đã thu hút không biết bao nhiêu nhiếp ảnh gia cả trong lẫn ngoài nước ghé thăm Bàu Trúc để ghi lại khoảnh khắc và thần thái trên gương mặt em. “Sa Pa ít khi cười, nhưng thật ra là một cô bé rất thân thiện. Khi có ai hỏi về đôi mắt 2 màu, cô bé tâm sự nhiều khi bạn bè trêu chọc nhưng hiện giờ, đó chỉ là chuyện bình thường, em đã quen rồi. Tôi luôn tin em sẽ là người làm nên chuyện, những ước mơ của em sẽ trở thành hiện thực, vì có một cái gì đó rất đặc biệt phát ra từ đôi mắt cuốn hút của em”, May chia sẻ như vậy khi nhắc đến lần đầu tiên gặp gỡ Sa Pa. Một khi đã bắt chuyện được với Sa Pa, ai cũng có thể dễ dàng thấy nụ cươi thân thiện của cô bé. Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, Sa Pa là người con đầu tiên đỗ đại học, vì các anh chị đã lập gia đình. Sa Pa nuôi ước mơ học tập để có thể trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, giới thiệu quê hương tươi đẹp với du khách và giúp đỡ gia đình. Hơn chục con người sinh sống trong một gian nhà được Nhà nước hỗ trợ dựng lên. Vốn chăm chỉ, chịu khó, Sa Pa cũng thường xuyên phụ ba mẹ việc nhà và việc đồng áng. Mỗi năm, đều đặn 3 vụ lúa, em đều cùng mẹ cấy, gặt để có thu nhập cho cả gia đình. Mỗi dịp gần Tết Nguyên đán, gia đình Sa Pa cũng hòa theo không khí tại Bàu Trúc, Sa Pa lại phụ mẹ sản xuất những sản phẩm gốm đẹp mắt với hoa văn tinh xảo. Sa Pa đủ điểm trúng tuyển đại học nhưng đã chọn hệ cao đẳng để có thể "tiết kiệm" phần nào học phí. Trường đại học Nha Trang đã ưu tiên cô nàng hiếu học, miễn phí tiền ký túc xá cho em, nhưng vẫn còn nhiều khoản tiền như học phí và chi phí sinh hoạt khác phải lo. Vì vậy, Sa Pa đã bắt đầu đi làm thêm để sẵn sàng cho năm học đầu tiên. Cô gái hồn nhiên với đôi mắt 2 màu và nụ cười rạng rỡ bắt đầu công việc bưng bê tại quán nước từ ngày 17/7 và may mắn được chủ quan bố trí cho chô ăn chỗ ngủ. Không có điều kiện đi học thêm, Sa Pa chủ yếu dành thời gian tự học ở nhà là chính. Trong suốt 12 năm học, Sa Pa gặp không ít khó khăn nhưng em đều đã vượt qua, nên không muốn nhắc đến nhiều. Cô nàng chỉ nhớ, giai đoạn khó khăn nhất là khi em bắt đầu bước vào THPT. Đó là lúc phát hiện mẹ bị bệnh thận, thường xuyên phải điều trị, mọi của cải đều đổ dồn vào việc chăm lo sức khỏe cho mẹ. Sa Pa cũng phải chịu "cú sốc" khi mẹ cứ ngày một yếu đi. Sa Pa cho biết: "E mong mình sẽ sớm trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi. Địa điểm đầu tiên mà em muốn giới thiệu với du khách quốc tế chính là Bàu Trúc, quê hương em". Nhiếp ảnh gia tự do Hà Hoàng Anh - May cũng thử hóa thân trong bộ trang phục truyền thống để lưu lại hình ảnh kỷ niệm với Sa Pa.
Mafia rác - Kì 4 08:39 - 31/07/2019 Trong số các công ty xử lý rác thải công nghiệp ở phía bắc, Công ty cổ phần Môi trường Thuận Thành (Công ty Thuận Thành) vốn được coi là một trong số các công ty lớn nhất. Sớm tham gia lĩnh vực vẫn được coi là non trẻ này từ năm 2009, công ty này nhanh chóng được coi là “anh cả”. Và không ít lần nói chuyện với những người có thâm niên ở lĩnh vực tài nguyên môi trường, người ta gọi lãnh đạo công ty này là “ông” với đầy đủ sự kính trọng.
Mafia rác - Kì 3 08:35 - 31/07/2019 Đi từ quốc lộ 18 vào không đầy 5 km, đê Ba Xã như một cái vành thúng ôm lấy xã Phù Lương và Phù Lãng, cùng với đường chính kéo thành hình chữ D. Rẽ trái vào phía Phù Lương, đi theo vòng cung của chữ D ấy vài km thì tới Phù Lãng. Nếu đi theo đường thẳng của chữ D, cũng tới Phù Lãng nhưng đoạn đường ấy đông người. Giữa cung đường cong không có nhà dân ở ấy, chỉ có một chốt cảnh sát giao thông thủy đóng bên bến cảng bằng phẳng, mấy chiếc xe chở chất thải nguy hại của Hùng Phát đỗ thường xuyên ở đó...
Mafia rác - Kì 1 08:30 - 31/07/2019 Trong một lần trò chuyện với lãnh đạo của sở Tài Nguyên và Môi trường một tỉnh, nghe anh nói “Giới làm rác bây giờ như mafia ấy anh ạ. Vì lợi nhuận, có khi người ta bắn nhau ngay...”. Có tìm hiểu, mới thấy, trong thế giới kinh doanh rác, đã hình thành những mối quan hệ nhằng nhịt giữa những cá nhân tham gia các cơ quan nhà nước - doanh nghiệp - những đối tượng hoạt động xã hội. Những cuộc làm ăn giữa nhiều bên chỉ có mục tiêu duy nhất là tiền. Lợi nhuận từ những hợp đồng giao dịch càng lớn, hoạt động của các đối tượng này càng đem lại những mối nguy hại tỷ lệ thuận cho cộng đồng, xã hội... Ở loại hình kinh doanh đặc biệt này, quả thật đã hình thành những đường dây mafia.
Đường đi của một số chất thải công nghiệp ở Bình Dương 22:10 - 09/06/2023 Với khoảng 61.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong 29 khu, cụm công nghiệp và rải rác ở bên ngoài, tỉnh Bình Dương là địa bàn có số lượng doanh nghiệp thuộc dạng cao nhất nước. Sự...
Cấp phép xử lý chất thải nguy hại cho Công ty Việt Thảo: Trách nhiệm của Bộ TNMT ra sao? 12:30 - 16/09/2021 Luật sư Trần Đức Phượng cho rằng, cần phải thu hồi giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã cấp cho Công ty Việt Thảo vì việc cấp phép này không đúng quy hoạch và giấy chứng nhận đầu tư.
Sắp xét xử vụ lãnh đạo huyện bị kiện vì liên quan thu hồi đất dự án 19:48 - 29/09/2021 Ngày 23/9, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang có Quyết định xét xử vụ án công dân khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hoà vì có liên quan đến một số quyết định thu hồi đất trong quá trình triển khai dự...
Bình Phước: Công ty cổ phần Môi trường Thảo Dương Xanh nói gì khi bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường? 18:21 - 15/10/2022 Thực hiện chức năng tuyên truyền và phản biện trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm đời sống khu dân cư, Tòa soạn Sức khỏe và Môi trường đã triển khai Chuyên đề “Bảo đảm môi trường sống...
Nghi án Công ty An Sinh đổ trộm chất thải ra môi trường – Bài 3 18:29 - 18/08/2021 Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản số 2162/TCMT-MTMB gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định và Thái Bình về việc kiểm tra đổ trộm chất thải ra môi trường.
Bình Phước: Công ty cổ phần Môi trường Thảo Dương Xanh nói gì khi bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường?