Mafia rác - Kì 3

31/07/2019 08:35

MTNN Đi từ quốc lộ 18 vào không đầy 5 km, đê Ba Xã như một cái vành thúng ôm lấy xã Phù Lương và Phù Lãng, cùng với đường chính kéo thành hình chữ D. Rẽ trái vào phía Phù Lương, đi theo vòng cung của chữ D ấy vài km thì tới Phù Lãng. Nếu đi theo đường thẳng của chữ D, cũng tới Phù Lãng nhưng đoạn đường ấy đông người. Giữa cung đường cong không có nhà dân ở ấy, chỉ có một chốt cảnh sát giao thông thủy đóng bên bến cảng bằng phẳng, mấy chiếc xe chở chất thải nguy hại của Hùng Phát đỗ thường xuyên ở đó...

Mafia rác - Kì 3
 

Mafia rác

BÀI & ẢNH: NHÓM PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA

Thứ sáu, 07/09/2018 - 05:23 PM (GMT+7)
 Font Size    |           Print

Xe chở rác thải của Công ty Hùng Phát đỗ tại trạm cảnh sát giao thông thủy bên bờ sông Cầu.

Đi từ quốc lộ 18 vào không đầy 5 km, đê Ba Xã như một cái vành thúng ôm lấy xã Phù Lương và Phù Lãng, cùng với đường chính kéo thành hình chữ D. Rẽ trái vào phía Phù Lương, đi theo vòng cung của chữ D ấy vài km thì tới Phù Lãng. Nếu đi theo đường thẳng của chữ D, cũng tới Phù Lãng nhưng đoạn đường ấy đông người. Giữa cung đường cong không có nhà dân ở ấy, chỉ có một chốt cảnh sát giao thông thủy đóng bên bến cảng bằng phẳng, mấy chiếc xe chở chất thải nguy hại của Hùng Phát đỗ thường xuyên ở đó...

 

Kỳ 3: Hùng Phát xả thải xuống sông Cầu

Một lần theo dõi và bị lộ

Con đê Ba Xã đoạn chạy qua Phù Lương, Phù Lãng đêm cuối tháng tối mù tối mịt. Thi thoảng, vài con tàu đêm chạy lịch xịch dưới sông Cầu chỉ càng làm cho bóng đêm thêm đặc quánh. chiếc taxi biển số 29... (đầu đăng ký Hà Nội) rẽ dọc thân đê chầm chậm. Chạy được khoảng hơn km, ánh đèn pin từ dưới bờ sông chợt lóe lên, soi thẳng vào trong xe như soi mói, như dò dẫm, như đe dọa. “Sao giờ này vẫn còn có người làm gì trong bóng tối mù mịt thế”. Xe chạy thêm vài trăm mét, tôi dặn lái xe “đi chậm lại, nhớ không được phanh” rồi bung cửa nhảy xuống. Chiếc xe vẫn chạy tà tà. Thêm khoảng vài trăm mét rồi rẽ xuống làng biến mất. Chỉ vài phút sau khi xe khuất dạng, thấy bóng đèn sáng hắt từ phía chân đê lên tắt ngấm.

Trong bộ đồ đen ôm chiếc máy quay phim, chúng tôi hòa vào bóng tối tiến dần về phía ánh đèn pin. Điểm nghi ngờ các đối tượng tập kết chất thải nguy hại nằm ở phía đối diện. Dưới sông, chợt xuất hiện bóng đèn pha cực sáng quét loang loáng lên mặt đê. Một con tàu xuất hiện sau khúc ngoặt. Gần như đồng thời, phía cuối làng, cũng xuất hiện một chiếc xe máy đi về phía trạm khuyến nông (nơi chúng tôi đang núp). Ánh đèn pha lướt cả bên phải và bên trái đê. Lái xe máy mà đánh võng như say rượu. Ánh đèn pha, cả dưới sông và trên bờ làm sáng cả một vùng.

Chắc mẩm ánh đèn dưới sông không thể chiếu tới mình, hai chúng tôi lẩn sâu hơn xuống gầm cầu bê-tông. Con tàu trôi qua chúng tôi. Ánh đèn tắt phụt. Sông Cầu lại chìm trong bóng tối.

Rắc rối là ở chiếc xe máy. Nó chạy chầm chậm, đèn pha vẫn lắc lư. Đến cách cây cầu bê-tông nối từ đê ra trạm khuyến nông tầm chục mét, chiếc xe dừng lại. Cái đèn mà nông dân thường soi ếch trên trán người điều khiển xe vụt sáng, chiếu thẳng xuống chỗ tôi đang núp. Đèn chiếu thẳng tưng, không ngần ngại, vừa như dò xét, vừa như đe dọa.

Sau khoảng 2 phút chiếu thẳng ánh đèn vào người tôi, người lái xe với đầy đủ lệ bộ của một người đi chích cá với bình ắc-quy, cây gậy có đầu gắn một miếng vợt kim loại nhỏ, đèn pin gắn trên đầu... đi qua cầu rồi dừng lại. Bóng đen ấy lại chiếu thẳng đèn pin của “hắn” vào phía gầm cầu bên kia, nơi người bạn đồng hành của tôi đang...trốn.

Sau vài phút rọi đèn thẳng vào chúng tôi, bóng đen đi xe máy lượn lên phía trước một đoạn, rẽ theo một con đường mòn xuống dưới chân đê chạy lại cạnh nơi chúng tôi núp. Bóng đen bí ẩndừng xe, tắt máy. Hắn gác chân lên giá để hàng, rút một chiếc “smart phone” ra... chấm chấm một hồi. Hai bên gần nhau đến mức chúng tôi có thể nhìn thấy hắn chuyển cửa sổ màn hình điện thoại, ngồi chơi... game.

Chả có thằng nào kể cả điên giữa đêm lại đi ra bờ sông để... chơi điện tử. Lộ rồi, chúng tôi nháy nhau... chuồn. Phía đầu đê ba xã đoạn thuộc xã Phù Lãng, xuất hiện một chiếc xe máy. Trên xe chở hai người. Phía đối diện, đoạn cuối làng thuộc xã Phù Lương, cũng nhô lên một chiếc xe nữa. Cả hai xe đều đi về phía chúng tôi. Chúng tôi đã lên đến mặt đê. Tôi rút điện thoại. Gọi chiếc taxi đang núp phía cuối làng.

Hai chiếc xe máy tiến về phía chúng tôi mỗi lúc một gần. Chiếc đến trước trên xe có hai người đàn ông với thứ đồ nghề giống hệt người đang chơi điện tử dưới bờ sông. Là lỉnh kỉnh những gậy với ắc quy và đèn pin trên đầu. Họ đi chậm rãi, tiến về phía hai chúng tôi. Phía ngược lại, là hai người đàn ông trên chiếc xe Honda SH, cũng đi rất chậm về phía chúng tôi đang đứng. Hai chúng tôi nhìn nhau, gật đầu. Trong cái tình thế này, muốn chạy cũng chả có đường nào mà chạy.

Thấy tôi gọi gấp. Người lái taxi chạy vội lên. Đèn pha ô-tô bật sáng chiếu thẳng về nơi mấy người chúng tôi đang đứng. Xe taxi tới cũng là lúc chiếc xe máy thứ hai chạy vụt qua. Bọn tôi nhảy phắt lên xe. Nhanh chóng rời khỏi đoạn đê ba xã.

Xe taxi chạy nhanh, đưa chúng tôi về phố.

“Rõ ràng là đoạn đê này có vấn đề. Không thế, không thể có đến năm người cùng xuất hiện để cảnh giới lúc 3 giờ sáng. Chúng ta chỉ cần xác định rằng đã tìm được hang ổ của đám mafia này”. Chắc chắn là như vậy.

Nói vậy mà không phải vậy!

Đại diện của Công ty Hùng Phát trả lời đoàn công tác sau nhiều lần hẹn gặp. Công ty khang trang, sạch sẽ và có rất nhiều xe ra vào liên tục. Khác hẳn những gì người ta vẫn đồn đại, cán bộ của công ty tỏ ra dễ gần: “Bên em chủ yếu là làm rác thải sinh hoạt, ở địa bàn này hiện có cả Công ty Sao Sáng (cũng là công ty hoạt động xử lý rác thải). Bên đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực rác thải công nghiệp. Bên mình (Hùng Phát) tập trung nhiều vào rác thải sinh hoạt hơn. Chưa đặt chân vào lĩnh vực xử lý rác thải nguy hại”.

Chúng tôi đã từng tiếp cận nhiều khu công nghiệp lớn. Sam Sung là doanh nghiệp lớn nhất đang hoạt động ở Bắc Ninh và Thái Nguyên. Khi chứng kiến cả trăm chiếc xe chở chất thải nguy hại của Hùng Phát hằng ngày ra vào khu công nghiệp này, chúng tôi đã tự hiểu rằng, Hùng Phát không phải là doanh nghiệp khiêm tốn như họ tự nhận xét.

Có một lần, nhóm phóng viên tổ chức một đoàn xe để đeo bám những chiếc xe chở chất thải nguy hại của Công ty Hùng Phát tại khu công nghiệp của Sam Sung ở Phổ Yên, Thái Nguyên. Ngồi uống nước chè ở cổng công ty, chứng kiến từng hàng xe bồn chủ yếu của ba công ty là Hùng Phát, Thuận Thành và Việt Xuân Mới xếp hàng để làm thủ tục vào cổng mới hiểu vì sao Sam Sung khiến cho các tỉnh nơi họ đứng chân ưu ái vậy.

Chúng tôi chọn hàng nước chè vỉa hè đối diện với khu công nghiệp để tiện theo dõi. Cả nhóm đang ngồi quây quần nói chuyện thì từ đâu xuất hiện một “ông kễnh” chui tọt vào giữa chỗ cả bọn đang ngồi. “Ông kễnh” tuổi chừng 25-26 ngồi vênh mặt gọi chén nước chè. Ngồi chừng 3 phút, “ông kễnh” đứng dậy bỏ sang bên kia đường, không trả tiền nước. Leo lên một chiếc xe tải dừng ngay cổng Công ty Sam Sung. Bộ quần áo “ông kễnh” mặc in lô gô Hùng Phát.

Ở Sam Sung Thái Nguyên, người ta đã quy định cho mỗi loại xe có cổng ra và cổng vào khác biệt. Chúng tôi chọn cổng số 4, cổng ra của những chiếc xe bồn. Chờ khoảng 4 giờ đồng hồ, cả đoàn xe khi sáng mới xếp hàng vào khu công nghiệp vẫn mất tăm mất tích.

Chờ mãi không thấy, một người trong đoàn mới lấy xe ô-tô chạy một vòng quanh khu công nghiệp. Và anh hỏi ra, cả đoàn xe đã đi ra ngoài cách đó gần giờ đồng hồ. Mà đi bằng cổng khác. “Lộ rồi”, trưởng nhóm quyết định rút về Hà Nội. Khi đoàn xe chúng tôi chạy qua cánh cổng mà những chiếc xe bồn chạy vào khi sáng, cái xe tải có “ông kễnh” mặc áo Hùng Phát ngồi vẫn đang dừng trước cửa Công ty Sam Sung.

Bỗng thấy điện thoại rung: “Các cậu vừa rút, lại thấy xe bồn chở chất thải ùn ùn kéo vào trong công ty. Nhưng hôm nay, họ thay đổi hết cả lối ra vào của các cổng rồi. Không gặp được xe là đúng thôi”. Một người trong đoàn thấy chúng tôi rút về bèn đi lùi lại sau để tìm hiểu. Chạy một vòng quanh khu công nghiệp, lại gặp ngay đám xe bồn đang đi cổng khác.

Quá nhiều điều bất thường, từ khi bắt đầu đi theo Hùng Phát!

Hùng Phát đổ thải xuống sông Cầu

Ở sông Cầu, đoạn giữa Phù Lương và Phù Lãng có một vùng đất trũng. Nơi ấy được người ta san bằng làm địa điểm tập kết cát và vật liệu xây dựng. Cách đó chưa đầy trăm mét là hai cái lò gạch cũ. Đất ở cạnh đó đã được người ta nung thành gạch hết, chỉ còn lại những hố sâu. Và ở rìa sông, nơi trước đây người ta hút cát, đã để lại một vũng nước sâu đến vài chục mét. Cạnh chân đê, phía ngoài sông, là bến cảng, nơi có chốt cảnh sát giao thông thủy đêm nào cũng sáng ánh đèn.

Nhiều lần đeo bám và dần dần bị... lộ, chúng tôi hiểu rằng để đối phó với những đối tượng già giơ thế này là quá khó. Họ luôn thay đổi quy luật để đối phó với các nguy cơ.

Hằng đêm, trong số hàng chục chuyến xe ra vào ở cổng Công ty Hùng Phát, hầu hết những chiếc xe ấy đều chạy về hướng các khu công nghiệp để lấy hàng. Nghĩa là, xe từ trong nhà máy đi ra cổng, ngoặt trái để ra phía quốc lộ 18, từ đó chạy đến các điểm cung cấp rác thải. Nhưng có một chiếc xe vẫn thường lầm lũi chạy ra cổng rồi rẽ... phải lên đê.

Chiếc xe ben ấy mỗi đêm chạy cả chục chuyến, nhưng không đi lấy rác mà nó có nhiệm vụ làm... con thoi để đưa rác từ nhà máy đổ thẳng xuống sông Cầu (chỗ mà chúng tôi đã có lần tiếp cận và... bị lộ). Thông thường, nó xuất phát chuyến đầu từ khoảng 23 giờ 30 phút đêm. Và chạy miệt mài cho tới khi trời hửng sáng.

Cực khó để ghi hình chiếc xe ben này, bởi cứ mỗi lần chạy tới gần điểm tập kết rác để đổ xuống sông (điểm tập kết này nằm ngay trong bến cảng nơi đặt trạm cảnh sát giao thông đường thủy), cách trạm CSGT khoảng 100 mét thì lái xe tắt đèn. Chiếc xe hòa vào bóng tối đi chầm chậm vào trong bến cảng. Từ xa nhìn lại bằng mắt thường, không thể nhìn thấy gì ngoài tiếng ì ầm của động cơ xe. Tiếng máy xe gầm to hơn mỗi khi nâng ben và rác thải từ ben được trút thẳng xuống sông Cầu. Khi rác được xả xong, chiếc xe lại ầm ì chạy lên đê. Đi cách xa khỏi trạm cảnh sát giao thông thủy chừng trăm mét, xe lại bật pha sáng lòa, chạy thẳng về Hùng Phát.

Chỗ để xả trộm rác thải độc hại này của Hùng Phát quá “hiểm”. Nó nằm ở chỗ không gần khu dân cư, lại là độc đạo, không ai có thể tiếp cận vị trí này mà không bị lộ bởi những người “soi ếch, đánh cá” lúc nửa đêm. Nếu lái xe tắt đèn, các phương tiện ghi, chụp hình coi như... bất lực. Mà cũng chả ai ngờ được, họ lại xả rác ở trong trạm cảnh sát giao thông, nơi mà những người thi hành công vụ có trách nhiệm xử lý các hành vi sai trái.

Nếu căn cứ theo mức giá xử lý chất thải nguy hại mà các đơn vị ký với công ty cung cấp chất thải, thì mỗi đêm, hàng trăm tấn chất thải nguy hại bị đổ xuống sông Cầu. Công việc này đem lại cho Hùng Phát khoản tiền quãng 400-500 triệu đồng. Vậy nên việc họ “cẩn thận” che chắn với những dòm ngó từ bên ngoài như vậy cũng là điều dễ hiểu.

Và tiền thì cứ đổ vào túi của Hùng Phát, còn chất độc, cứ theo con sông Cầu mà phát tán khắp nơi.

(Còn nữa)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mafia rác - Kì 1

Trong một lần trò chuyện với lãnh đạo của sở Tài Nguyên và Môi trường một tỉnh, nghe anh nói “Giới làm rác bây giờ như mafia ấy anh ạ. Vì lợi nhuận, có khi người ta bắn nhau ngay...”. Có tìm hiểu, mới thấy, trong thế giới kinh doanh rác, đã hình thành những mối quan hệ nhằng nhịt giữa những cá nhân tham gia các cơ quan nhà nước - doanh nghiệp - những đối tượng hoạt động xã hội. Những cuộc làm ăn giữa nhiều bên chỉ có mục tiêu duy nhất là tiền. Lợi nhuận từ những hợp đồng giao dịch càng lớn, hoạt động của các đối tượng này càng đem lại những mối nguy hại tỷ lệ thuận cho cộng đồng, xã hội... Ở loại hình kinh doanh đặc biệt này, quả thật đã hình thành những đường dây mafia.

Mafia rác - Kì 2

Những ngày cuối tháng 7 vừa qua, nhiều cư dân sinh sống quanh bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội đã “thu gom” được hàng kg ruồi nhặng mỗi ngày. Hiện tượng ấy đã khiến họ bức xúc chặn hàng loạt xe rác từ thành phố lên khu xử lý tại xã này. Cán bộ thành phố đã xuất hiện để giải quyết bức xúc tạm thời. Nhưng với đơn vị có chức năng “đặc biệt” là xử lý rác thải cho thành phố, Công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị (Urenco), vẫn còn nhiều việc phải giải quyết.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com