Mafia rác - Kì 1

31/07/2019 08:30

MTNN Trong một lần trò chuyện với lãnh đạo của sở Tài Nguyên và Môi trường một tỉnh, nghe anh nói “Giới làm rác bây giờ như mafia ấy anh ạ. Vì lợi nhuận, có khi người ta bắn nhau ngay...”. Có tìm hiểu, mới thấy, trong thế giới kinh doanh rác, đã hình thành những mối quan hệ nhằng nhịt giữa những cá nhân tham gia các cơ quan nhà nước - doanh nghiệp - những đối tượng hoạt động xã hội. Những cuộc làm ăn giữa nhiều bên chỉ có mục tiêu duy nhất là tiền. Lợi nhuận từ những hợp đồng giao dịch càng lớn, hoạt động của các đối tượng này càng đem lại những mối nguy hại tỷ lệ thuận cho cộng đồng, xã hội... Ở loại hình kinh doanh đặc biệt này, quả thật đã hình thành những đường dây mafia.

Mafia rác - Kì 1
Kỳ 1: Từ những câu chuyện kể

Đầu độc Sông Cầu

Sông Ngũ Huyện Khê vốn là một phần của sông Cầu, trong nhiều năm trở lại đây đã là con sông... chết. Lý do rõ ràng và dễ dàng nhất để người ta giải thích, nó chết do con người. Cụ thể là sông bị hủy hoại do những người làm nghề giấy thủ công tại làng giấy Phong Khê.

Vào làng giấy, có thể thấy rằng hầu hết các hộ gia đình ở đây sinh sống nhờ nghề này. Song cũng không ít người tỏ ra ấm ức khi bị... bắt tội gây ô nhiễm môi trường. “Công việc của chúng tôi chỉ là lý do cho những hoạt động sai phạm khác. Để biến dòng sông trở thành dòng sông chết như bây giờ, là do người ta xả rác thải độc hại từ các khu công nghiệp ở gần đây”.

Khó có thể thanh minh cho những cư dân làng giấy bởi những gì họ đang trực tiếp làm, song có thật họ là tác nhân chính gây ra “cái chết” của một dòng sông vốn nổi danh thơ mộng? Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu vấn đề này. Và đương nhiên, câu chuyện về “cái chết” của Ngũ Huyện Khê (nhánh sông của dòng sông Cầu) còn có rất nhiều điều đáng nói.

Bên kia làng giấy, chỉ cách con sông mang mầu đen kịt đang ngày đêm bốc mùi nồng nặc không đầy cây số, là khu công nghiệp Sam Sung ViNa. Và tìm về hướng Sam Sung, mới biết rằng, lời buộc tội của cư dân làng giấy Phong Khê là có căn cứ.

Song song với sông Ngũ Huyện Khê, cạnh khu công nghiệp Sam Sung (Yên Phong, Bắc Ninh) là hệ thống kênh thủy lợi. Chỉ cần đứng cạnh cũng thấy nó hôi nồng. Chỉ cuối năm 2017 vừa qua, khi chưa có nước thủy lợi đổ vào, cả dòng kênh đặc sánh ánh lên mầu xanh lục. Mầu nước không đen như nước thải sinh hoạt thông thường, nó mang mầu hóa chất.

Hỏi người dân sinh hoạt ở đây, người dân Yên Phong bảo kênh có mầu như thế bởi mỗi lần xe bồn chở chất thải nguy hại chạy ra khỏi khu công nghiệp Sam Sung Bắc Ninh, thay vì chạy về tận cơ sở xử lý, thì chạy thẳng ra đây (đoạn gần chân cầu Đông Khê) rồi bắc vòi xả thẳng xuống kênh này. Hồi đầu thì như thế, sau người dân phản đối vì khó thở quá. Đám lái xe bồn lại “làm việc” với một vài nhà chuyên rửa xe. Có “hàng” là họ chạy thẳng vào trong nhà rửa xe rồi kéo cửa lại, xả hàng. Sau vì quá ô nhiễm nên nhiều xe bị người dân bắt và lập biên bản báo chính quyền.

Hỏi xem doanh nghiệp nào ghê gớm thế, đa phần những người đang lớn tiếng buộc tội bỗng nhiên thì thầm hạ giọng “người chủ mấy cái doanh nghiệp xử lý rác thải ở đây ghê gớm lắm. Nghe nói còn được cả mấy ông rất to đỡ đầu nữa cơ”. Rồi họ lại chêm thêm: “Không thế sao người ta làm bừa, làm ẩu vậy”.

Dòng sông Ngũ Huyện Khê bây giờ gần như không chảy nữa. Và đi theo sông Cầu, tìm hiểu mới thấy rằng, dòng sông vốn cực kỳ thơ mộng ấy đang bị người ta biến thành một dòng sông độc.

Xử lý rác thải tại Nhà máy rác Thụy Phương.

Nguyên do nỗi sợ...?!

Người kể cho tôi nghe về sự nguy hiểm của các chủ doanh nghiệp kinh doanh rác thải dường như rất tự ái khi thấy tôi tỏ vẻ không mấy tin tưởng về câu chuyện của anh ta. “Trước đây, có một ông làm trong Công ty Sam Sung này, chỉ vì dám đứng ra tố cáo một việc làm sai trái của chủ doanh nghiệp xử lý chất thải thôi, đã bị tổ chức cho xã hội đen chém ngay ở cổng. Chém gần cụt cả tay, may mà không chết đấy”.

Tôi đi tìm hiểu thêm, gặp người là nhân vật chính câu chuyện trên. Người này có vẻ kiệm lời, hoặc do gặp người lạ nên có vẻ rụt rè?! Hỏi về những đơn vị có chức năng xử lý rác thải, anh ta tỏ ra khá am hiểu. “Nếu muốn bắt các đối tượng đổ trộm rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại không khó. Anh chỉ cần ra khỏi cổng công ty, theo các xe chuyên dụng. Họ thường rẽ phải, chạy chỉ 3-5 km. Tất cả đám này đều được đổ thẳng xuống sông Cầu. Nhưng có đi theo thì phải hết sức cẩn thận. Những người làm việc này họ ghê gớm lắm. Không cẩn thận là “tèo” ngay. Mặt anh ta nhăn lại. Trước lúc ra về, người thanh niên ấy còn vén áo cho tôi xem vết sẹo dài từ phía dưới khuỷu tay kéo lên đến bắp tay. Chỉ vì tố cáo sai phạm của một số đối tượng xử lý rác thải, người thanh niên này đã bị chém vỡ cả khuỷu tay ngay khi vừa bước ra khỏi cổng Công ty Sam Sung ở KCN Yên Phong.

Vụ việc ấy đã được người ta xử lý êm xuôi. Gia đình đã phải nhận đền bù và im miệng.

Tôi đã từng đem câu chuyện này hỏi một người bạn có chuyên môn, bạn cho biết: “Trước đây, rác thải nguy hại thường được người ta đem đổ trắng cả bờ sông Cầu.” Bạn vốn là cán bộ an ninh, cũng đã từng đi thực tế nhiều lần. “Ở khu vực Ngũ Huyện Khê là trước kia thôi. Sau người dân phản ứng ghê quá nên họ di chuyển về gần công ty. Bạn cứ về Phù Lãng, Phù Lương mà tìm hiểu”.

Tôi lái xe về Phù Lãng, gặp Cụm nhà máy xử lý rác thải gồm cả lô các nhà máy có chức năng chuyên môn xử lý rác thải: nhà máy của Công ty TNHH Môi trường Đô thị Hùng Phát, Công ty TNHH xử lý môi trường Sao Sáng Bắc Ninh, công ty của nhà nước là Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Bắc Ninh (giờ mới có thêm Công ty TNHH Môi trường Ngôi Sao Xanh... Sáu công ty cả to, cả bé nằm ngay đầu xã. Ở cái xã vốn nổi tiếng làng nghề làm gốm truyền thống, người ta đang xây dựng một cụm nhà máy đánh dấu sự xuất hiện của nghề... xử lý rác thải. “Nghề này đang lên. Rất nhiều gia đình ở mấy xã quanh đây đã sắm xe ô-tô để chuyên chở rác thải cho các công ty, nhưng nhiều nhất là Hùng Phát (Công ty TNHH Môi trường & Đô thị Hùng Phát - sau xin gọi là Công ty Hùng Phát)”.

Dọc con đường từ đường quốc lộ 18 vào Phù Lãng, có rất nhiều chiếc xe bồn chuyên dụng để chở chất thải nguy hại hoạt động. Những chiếc xe bồn ở thân xe có ghi là xe chở chất thải nguy hại thường được dùng để chở bazơ, axit, nước rửa kính... đa phần lấy từ Công ty Sam Sung...Tôi cũng từng thử tiếp cận vài chiếc xe bồn mỗi lần thấy chúng đậu ven đường. Và đều nhận được những cái nhìn lạnh nhạt không có tí nào thiện cảm của những người xuất hiện chung quanh những chiếc xe ấy. “Những chiếc xe này chủ yếu là xe tư nhân, được các công ty xử lý rác thải thuê hợp đồng chở rác. Nếu muốn tìm hiểu, phải khéo léo, chứ cứ sồng sộc vào hỏi, có ngày ăn đòn đấy. Công việc cũng là nguồn thu nhập chính của người ta. Lại cứ thóc mách”, tôi đã nhận được cảnh báo như vậy, từ khi bắt đầu tìm hiểu về cái nghề được gọi là “không phải là nghề mà ai muốn làm cũng được” này. Nó là nghề hái ra tiền. Nên để làm được nghề này, phải là người như thế nào chứ...!

Trong quá trình thực hiện loạt bài điều tra này, chúng tôi cũng đã liên lạc với Công ty Sam Sung Việt Nam để lấy tài liệu. Công ty tỏ thái độ hợp tác bằng cách gửi cho người liên lạc một số điện thoại để tiện liên hệ công tác. Điều đặc biệt là cái số điện thoại ấy, ròng rã bao ngày chúng tôi gọi (tới giờ đã hơn năm trời), chỉ được nghe mỗi... tiếng chuông reo. Việc xử lý rác thải của nhà máy, đã có các công ty chuyên xử lý rác thải chịu trách nhiệm. Và đương nhiên, Sam Sung đứng ngoài việc người ta đem rác đi đâu và làm gì với chúng. Vậy mà tiếp cận với thông tin từ Sam Sung, xem ra quá khó!

Các đối tượng đều phải đem đổ hoặc đem chôn số rác thải nguy hại mà họ nhận xử lý thay vì phương án đốt. Vậy nên, tất cả số rác thải nguy hại này hoặc sẽ “ở” cùng với rác thải sinh hoạt. Hoặc sẽ được đổ xuống sông.

Và thực tế đã chứng minh, cùng với nhiều cụm công nghiệp và làng nghề, nhiều cơ sở có chức năng kinh doanh xử lý rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại đều ở cạnh sông Cầu. Chỉ tính trong quãng sông ngắn chảy qua địa phận vài tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi hợp lưu với các dòng sông khác ở cửa Lục Đầu. Hằng ngày, sông vẫn oằn mình chứa tất cả những thứ rác rưởi độc hại mà con người đổ xuống.

- Theo Báo nhân dân điện tử -
 

(Còn nữa)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com