Đường Cát Linh-Hà Đông: Tình huống xấu nhất là đưa ra trọng tài kinh tế

30/10/2019 14:22

MTNN Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt chủ động rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, chuẩn bị các tình huống xấu nhất có thể xảy ra như đưa các bên liên quan ra Trọng tài kinh tế (Tòa án Singapore, theo quy định tại hợp đồng) để giải quyết các tranh chấp.

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu quốc hội Đặng Thuần Phong (Bến Tre) về hướng giải quyết đối với 2 dự án trọng điểm, chậm tiến độ, đội vốn lớn là Dự án đường sắt Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) và Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Văn bản trả lời nêu rõ, đối với dự án đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên, đây là dự án trọng điểm có quy mô lớn do UBND TP.HCM là cơ quan chủ quản đầu tư và là cấp quyết định đầu tư dự án; quá trình triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và gia hạn thời gian thực hiện dự án.

Về trách nhiệm, căn cứ Luật Xây dựng ngày 18.6.2014 của Quốc hội; Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12.5.2015 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18.6.2015 của Chính phủ, trách nhiệm chính thuộc về UBND TP.HCM, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị TP.HCM (cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án) và nhà thầu thi công dự án.

Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình thuộc về các bộ, ngành liên quan, trong đó có trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải về công tác quản lý chuyên ngành.

Thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND TP.HCM và các bộ ngành liên quan để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc (khi có yêu cầu), đồng thời thường xuyên cập nhật, theo dõi dự án theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

Đối với dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ cho biết dự án được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30.5.2008. Trong đó, dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, Tổng thầu EPC do bên tài trợ vốn chỉ định là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu.

Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Giám sát xây dựng, Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. Quá trình triển khai thực hiện dự án chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Về nguyên nhân chủ quan, thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật; chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài; Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự án.

Cùng với đó, Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ.

Cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán; trong khi đây là lần đầu tiên tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam dẫn đến công tác quản lý điều hành của tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập.

Công tác giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý (Hiệp định vay bổ sung được ký kết từ ngày 11.5.2017 nhưng đến 28.12.2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến ngày 25.4.2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án).

Về nguyên nhân khách quan, Bộ Giao thông vận tải cho biêt công tác giải phóng mặt bằng tại trung tâm thành phố Hà Nội rất chậm và phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật; do yếu tố khác biệt về quy định giữa hai quốc gia về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện.

Hệ thống quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án.

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trong thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5.2014 ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện dự án (mất hơn 1 năm hạn chế các hoạt động xây dựng của tổng thầu).

Lạm phát trong giai đoạn thực hiện năm 2008 (CPI là 19,9%) và giai đoạn 2010-2011 (CPI lần lượt là 11,8% và 18,13%), tổng tỷ lệ lạm phát của riêng 3 năm này đã là 49,83% (ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng).

Về trách nhiệm của các bên liên quan, Bộ Giao thông vận tải cho hay dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (tổng thầu); Ban QLDA đường sắt là đại diện chủ đầu tư chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý, điều hành, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán.

Cùng với đó cũng có trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan tham mưu của Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm là cơ quan chủ quan, phê duyệt dự án; UBND thành phố Hà Nội (chủ đầu tư hợp phần giải phóng mặt bằng), chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng; Công ty TNHH giám sát xây dựng, Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh (tư vấn giám sát) chịu trách nhiệm trong công tác giám sát chất lượng, quản lý tiến độ của dự án.

Bộ này cho hay, thời gian qua, mặc dù Bộ Giao thông vận tải và các bên liên quan đã quyết liệt chỉ đạo nhưng dự án vẫn triển khai rất chậm, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành và có nguy cơ kéo dài do tổng thầu không thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, các khó khăn vướng mắc đã được Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc để hỗ trợ chỉ đạo và có các biện pháp giải quyết trong thời gian tới.

Đồng thời Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt chủ động rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của tổng thầu và các bên liên quan; chuẩn bị các tình huống xấu nhất có thể xảy ra như đưa các bên liên quan ra trọng tài kinh tế (Tòa án Singapore, theo quy định tại hợp đồng) để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC.

Lam Thanh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com