Thị trường carbon: Nhiều khoảng trống pháp lý cần ‘lấp đầy’

23/07/2025 21:54

MTNN Việt Nam cam kết Net Zero là hết sức cần thiết để một mặt giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi sang phát triển xanh, mặt khác giúp tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn lực đầu tư cho các mục tiêu phát triển.

Việt Nam là một trong những quốc gia hàng năm bị ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng bởi thiên tai do tác động từ biến đổi khí hậu. Tại COP26, Việt Nam đã cam kết sẽ đạt ‘Net Zero’ (tức giảm phát thải ròng) vào năm 2050 với nhiều giải pháp lớn để cắt giảm phát thải trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và năng lượng; bên cạnh đó chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và các biện pháp để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.

Các chuyên gia cho rằng, cam kết ‘Net Zero’ là hết sức cần thiết để một mặt giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi sang phát triển xanh, mặt khác giúp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn lực đầu tư cho các mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, lộ trình đến ‘Net Zero’ của Việt Nam không còn dài. 25 năm tới đây sẽ là một chặng đường đầy thách thức khi phải thực hiện nhiều mục tiêu kép, vừa nỗ lực giảm phát thải vừa nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng cao để hướng tới trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao. Hành trình này rất cần có sự chung tay mạnh mẽ của cả cộng đồng.

Carbon nông nghiệp - nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức. Ảnh minh họa. 

Một trong những yếu tố được xem là ‘chiến lược’ giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu giảm phát thải ròng là xây dựng, vận hành thị trường carbon và thị trường carbon cũng được kỳ vọng mang lại nguồn lực để thúc đẩy phát triển xanh cũng như mang lại cơ hội nâng cao thu nhập cho nhiều đối tượng.

Những năm gần đây, Việt Nam đã nghiên cứu và có sự chuẩn bị để thị trường này được đưa vào vận hành thử nghiệm, mục tiêu là trong năm 2025. Theo Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cần đặc biệt lưu ý 2 vấn đề: Thứ nhất, mỗi loại tín chỉ carbon phải được tạo ra theo tiêu chuẩn và phương pháp tính toán cụ thể, thường được gọi là phương pháp tạo tín chỉ carbon. Những phương pháp này phải đảm bảo minh bạch và tuân thủ đúng quy định.

Thứ hai, việc giao dịch các tín chỉ carbon bắt buộc phải có sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nếu không điều tiết tốt sẽ có hai hệ lụy: Cam kết quốc gia về giảm phát thải sẽ không đạt được nếu tín chỉ bị bán ra nước ngoài không kiểm soát. Thị trường trong nước sẽ bị thiếu hụt nguồn cung tín

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng Nghị định về trao đổi quốc tế kết quả giảm phát chỉ cho các ngành đang cần thực hiện nghĩa vụ phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Các bộ, ngành liên quan đang khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý và hạ tầng kỹ thuật cần thiết, phấn đấu vận hành thử nghiệm thị trường carbon vào cuối năm 2025.

Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ xem xét phê duyệt Nghị định về Sàn giao dịch carbon, sàn giao dịch này sẽ tập trung quản lý và giao dịch các tín chỉ carbon trong nước theo tiêu chuẩn trong nước, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các tín chỉ này sẽ phải được đăng ký trên hệ thống thống nhất, bảo đảm quản lý tập trung và minh bạch.

Theo các chuyên gia, về mặt pháp lý, thị trường carbon tại Việt Nam đang trong giai đoạn định hình nền móng, với hành lang pháp lý bước đầu khá rõ ràng, các chủ thể liên quan đã bắt đầu tiếp cận và tham gia. Tuy nhiên, nhiều khoảng trống pháp lý vẫn cần được lấp đầy thông qua hệ thống hướng dẫn kỹ thuật chi tiết. Năng lực quản lý, giám sát và triển khai ở cấp địa phương và doanh nghiệp cần được tăng cường thông qua các chương trình đào tạo bài bản và cơ chế hỗ trợ chuyên môn. Mô hình sàn giao dịch carbon cần được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả giao dịch.

Quá trình phát triển thị trường carbon cần gắn với số hóa hệ thống giám sát, bảo đảm dữ liệu chính xác, kịp thời và có thể kiểm chứng. Khi thị trường đi vào vận hành đầy đủ, vai trò điều tiết của nhà nước, sự tham gia chủ động của khu vực tư nhân, và hợp tác quốc tế hiệu quả sẽ là những trụ cột để bảo đảm tính bền vững và phát triển lâu dài của thị trường carbon Việt Nam.

 

 

PHẠM DUNG

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/thi-truong-carbon-nhieu-khoang-trong-phap-ly-can-lap-day.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vướng vòng lao lý vì mua động vật trong Sách Đỏ làm mồi nhậu

Cơ quan Công an vừa tạm giữ hình sự 3 người mua bán cá thể động vật quý hiếm để phục vụ thực khách trên bàn nhậu.Ngày 22/7, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định tạm giữ hình sự 3 người để điều tra hành vi mua bán, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IB – loài được bảo vệ nghiêm ngặt theo Sách Đỏ Việt Nam.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com