Microsoft trả 317 tỉ đồng cho những người tìm lỗi bảo mật trong 1 năm, Google sốc

05/08/2020 01:15

MTNN Microsoft vừa tuyên bố đã trả 13,7 triệu USD (khoảng 317,518 tỉ đồng) tiền thưởng tìm lỗi cho 327 nhà nghiên cứu bảo mật trong 1 năm, cụ thể từ 1.7.2019 - 30.6.2020.

Con số này cao gấp ba lần so với 4,4 triệu USD mà Microsoft đã trao trong cùng kỳ năm ngoái, cho thấy đại gia công nghệ Mỹ đang ngày càng chịu chi cho các nhà nghiên cứu bảo mật bên ngoài. Tiền thưởng lớn nhất cho việc tìm thấy lỗi bảo mật được trao là 200.000 USD.

Vì sao các khoản thanh toán lại tăng lên chóng mặt? Microsoft lưu ý rằng đã đưa ra 6 chương trình tiền thưởng tìm lỗi mới và hai khoản tài trợ nghiên cứu mới trong năm nay, đồng thời cho rằng nguyên nhân xâu xa do đại dịch coronavirus bùng phát: “Bên cạnh các chương trình tiền thưởng mới, sự phân tán xã hội do COVID-19 dường như đã tác động đến hoạt động của nhà nghiên cứu bảo mật. Trên tất cả 15 chương trình tiền thưởng của mình, chúng tôi đã thấy sự tham gia của nhà nghiên cứu và khối lượng báo cáo cao hơn trong vài tháng đầu tiên của đại dịch”.

Các chương trình tiền thưởng tìm lỗi thúc đẩy các cá nhân và nhóm hacker không chỉ tìm ra lỗ hổng bảo mật mà còn tiết lộ chúng đúng cách, thay vì sử dụng vào mục đích độc hại hoặc bán cho đối tượng xấu.

Trong 12 tháng qua, Microsoft đã nhận được 1.226 báo cáo lỗ hổng bảo mật đủ điều kiện trên 15 chương trình trả tiền thưởng tìm lỗi. Thế nhưng, 13,7 triệu USD quả là con số đáng kinh ngạc và là khoản tiền thưởng tìm lỗi khổng lồ được chi trong 1 năm.

Qua đó, Microsoft lại khiến giới công nghệ phải chú ý sau tuyên bố đang đàm phàn với Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) để mua TikTok ở Mỹ, Canada, Úc và New Zealand hôm 2.8 vừa qua.

Vốn nổi tiếng với các chương trình tiền thưởng tìm lỗi, Google chỉ trả 21 triệu USD trong 9 năm. Thế nên có lẽ Google cũng sốc khi biết số tiền Microsoft chi trả trong 1 năm cho những người tìm ra lỗ hổng bảo mật. Gã khổng lồ tìm kiếm Mỹ bắt đầu trả tiền thưởng tìm lỗi vào tháng 11.2010.

Microsoft Cyber Defense Operations Center​ hoạt động 24/7 để bảo vệ và chống lại các mối đe dọa không gian mạng.

Chưa rõ vì sao Microsoft vẫn từ chối tiết lộ tổng số tiền họ đã trả cho tìm lỗi đến nay.

“Chương trình Bug Bounty (Săn lỗi nhận thưởng – PV) của chúng tôi bắt đầu từ 7 năm trước với mục tiêu bảo vệ hàng tỉ khách hàng hơn nữa trước các mối đe dọa bảo mật ngày càng nhiều. Chúng tôi không thể tiết lộ chính xác số tiền đã chi kể từ khi chương trình bắt đầu”, Jarek Stanley - Giám đốc cấp cao của Trung tâm phản ứng bảo mật Microsoft nói.

Thoạt nhìn, tháng 8 có vẻ như là thời điểm kỳ lạ để chia sẻ bản cập nhật về chương trình săn lỗi nhận tiền thưởng. Song cũng không phải ngẫu nhiên vì Hội nghị an ninh The Black Hat USA 2020 sẽ khai mạc vào ngày 5.8.

Microsoft đang tiếp cận toàn diện với bảo mật khách hàng, bao gồm cộng đồng bảo mật rộng hơn tham gia vào săn lỗi nhận thưởng của mình.

Các nhà nghiên cứu bảo mật là một phần quan trọng của hệ sinh thái an ninh mạng, bảo vệ mọi khía cạnh của cuộc sống và thương mại kỹ thuật số. Các nhà nghiên cứu dành thời gian để phát hiện và báo cáo các vấn đề bảo mật trước khi đối thủ có thể khai thác chúng, giành được sự tôn trọng và lòng biết ơn từ tập thể chúng tôi”, Microsoft viết trên blog hôm nay.

Xem thêm: CEO ByteDance: 'Ông Trump muốn diệt TikTok chứ không ép bán cho Microsoft'

‘Cho phép Huawei mua Apple ở Trung Quốc khi Microsoft mua TikTok tại Mỹ’

Ông Trump: Mỹ nhận được nhiều tiền từ vụ Microsoft mua TikTok, không bán sẽ cấm

Đàm phán bán TikTok cho Microsoft, CEO ByteDance bị dân Trung Quốc gọi là kẻ phản bội

Vì sao Tổng thống Trump chấp nhận để ByteDance bán TikTok cho Microsoft?

Đối thoại với ông Trump, Microsoft nói muốn mua TikTok ở Mỹ và 3 nước khác

Mặc Tổng thống Trump đe dọa, TikTok tuyên bố 'không có kế hoạch đi đâu cả'

Không có luật cấm người Mỹ dùng ứng dụng, Tổng thống Trump diệt TikTok thế nào?

Sợ Facebook cướp nhân tài, TikTok tăng quỹ lên 2 tỉ USD cho nhà sáng tạo video

Những điều lo ngại về vắc xin COVID-19 đầu tiên dùng cho người của Nga

iPhone XS Max tắt ngúm khi chụp ảnh dưới nước 2 phút, khách bị đòi 15 triệu tiền sửa

Nhân Hoàng

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mưa lớn hoành hành tại Ấn Độ và Trung Quốc

Chính quyền thành phố Mumbai của Ấn Độ ngày 4-8 đã ban hành cảnh báo đỏ, đồng thời khuyến cáo người dân không nên ra ngoài sau khi mưa lớn diễn ra suốt đêm khiến trung tâm tài chính này chìm trong biển nước và giao thông xáo trộn.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com