CEO ByteDance: 'Ông Trump muốn diệt TikTok chứ không ép bán cho Microsoft'

04/08/2020 20:15

MTNN Nhà sáng lập kiêm CEO ByteDance, Trương Nhất Minh nói 'mục tiêu thực sự' của Tổng thống Trump là cấm TikTok toàn diện ở Mỹ chứ không ép buộc bán cho Microsoft.

Hôm qua, Tổng thống Donald Trump nói cho phép Microsoft theo đuổi các cuộc đàm phán với Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) để mua TikTok tại Mỹ, Canada, New Zealand và Úc.

Ông Trump cho Microsoft hạn chót vào ngày 15.9 để kết thúc các cuộc đàm phán, nếu không sẽ cấm TikTok ở Mỹ sau thời gian đó.

Ngoài ra, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Chính phủ Hoa Kỳ sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể từ thương vụ mua bán TikTok ở Mỹ. Song theo Nicholas Klein, luật sư tại Công ty DLA Piper, chính phủ không có thẩm quyền để nhận tiền từ một thỏa thuận riêng thông qua Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS). Đây là ủy ban liên ngành đánh giá một số khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ. Thế nên, không rõ Chính phủ Hoa Kỳ sẽ nhận được một phần của thương vụ mua bán TikTok như thế nào.

Theo Bloomberg, hôm nay (4.8) Trương Nhất Minh tiếp tục gửi thư cho nhân viên. Trong thư, Trương Nhất Minh viết rằng việc buộc phải bán mảng kinh doanh TikTok ở Mỹ là "không hợp lý" nhưng ByteDance không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ.

"Nhưng đây không phải là mục tiêu của họ, hoặc những gì họ muốn. Mục tiêu thực sự của họ là đạt được lệnh cấm toàn diện", ông viết.

Cả ByteDance và TikTok chưa bình luận về thông tin của Bloomberg.

Hôm qua, Trương Nhất Minh cũng gửi thư cho nhân viên và viết rằng công ty đã "làm thêm giờ" để tìm giải pháp cho tình trạng khó khăn hiện tại. "Môi trường địa chính trị và dư luận hiện nay đang ngày càng trở nên phức tạp. Chúng tôi đang phải đối mặt với áp lực bên ngoài lớn ở một số thị trường. Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định mình là một doanh nghiệp tư nhân và sẵn sàng áp dụng các giải pháp kỹ thuật, thậm chí nhiều hơn để giải toả mối lo ngại của CFIUS (Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ - PV). Tuy vậy, họ vẫn cho rằng ByteDance phải bán TikTok ở Mỹ. Chúng tôi không đồng ý với quyết định này", ông viết.

Trương Nhất Minh bị dân Trung Quốc gọi là kẻ phản bội vì đàm phán bán TikTok ở Mỹ.

Trương Nhất Minh tiết lộ cả ông và ByteDance đều bị chỉ trích dữ dội tại Trung Quốc vì thông tin đang đàm phán bán TikTok ở Mỹ, đồng thời cảm ơn nhân viên ở đây vì những nỗ lực của họ.

Bắc Kinh dường như bắt đầu tham gia vào vụ việc này. Hôm 3.8, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân đã công kích Mỹ vì hành động buộc ByteDance phải bán TikTok: "Ngừng chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại, ngừng lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia, ngừng theo đuổi các chính sách phân biệt đối xử và loại trừ”.

Tờ China Daily cho biết trong một bài xã luận hôm nay rằng, Chính phủ Trung Quốc không chấp nhận việc Microsoft mua bộ phận TikTok hoạt động ở Mỹ và có thể có hành động chống lại Washington nếu vụ bán TikTok bị ép buộc.

Thời gian qua, Tổng thống Donald Trump nhiều lần đe dọa cấm TikTok ở Mỹ.

Đầu tháng 7, nhà lãnh đạo nước Mỹ nói trong cuộc phỏng vấn rằng đang xem xét cấm TikTok như một cách để trừng phạt Trung Quốc vì để lan truyền coronavirus.

Hôm 31.7, sau khi rộ tin Microsoft đang đàm phán mua TikTok ở Mỹ, ông Trump nói với các phóng viên sẽ cấm ứng dụng này trong ngày. Song, lệnh cấm đã không xảy ra.

Ngày 1.8, Microsoft lần đầu công khai đang nối lại các cuộc đàm phán mua TikTok ở Mỹ sau cuộc đối thoại với Tổng thống Trump.

TikTok là đối tượng bị các chính trị gia và nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích suốt thời gian dài. Lý do chính vì ứng dụng chia sẻ video ngắn này thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc và bị cáo buộc là mối đe dọa về an ninh quốc gia.

Xem thêm: ‘Cho phép Huawei mua Apple ở Trung Quốc khi Microsoft mua TikTok tại Mỹ’

Ông Trump: Mỹ nhận được nhiều tiền từ vụ Microsoft mua TikTok, không bán sẽ cấm

Đàm phán bán TikTok cho Microsoft, CEO ByteDance bị dân Trung Quốc gọi là kẻ phản bội

Vì sao Tổng thống Trump chấp nhận để ByteDance bán TikTok cho Microsoft?

Đối thoại với ông Trump, Microsoft nói muốn mua TikTok ở Mỹ và 3 nước khác

Mặc Tổng thống Trump đe dọa, TikTok tuyên bố 'không có kế hoạch đi đâu cả'

Không có luật cấm người Mỹ dùng ứng dụng, Tổng thống Trump diệt TikTok thế nào?

Sợ Facebook cướp nhân tài, TikTok tăng quỹ lên 2 tỉ USD cho nhà sáng tạo video

Những điều lo ngại về vắc xin COVID-19 đầu tiên dùng cho người của Nga

iPhone XS Max tắt ngúm khi chụp ảnh dưới nước 2 phút, khách bị đòi 15 triệu tiền sửa

CEO Facebook không biết khi nào nhân viên trở lại công ty, thất vọng với Mỹ vì COVID-19

CEO TikTok: 'Facebook tấn công ác ý để chúng tôi bị cấm ở Mỹ, ra sản phẩm bắt chước'

Nhân Hoàng

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Học sinh Việt sáng chế mũ ngăn nCoV

Mũ chống dịch Vihelm được tác giả thiết kế dựa trên cơ chế mặt nạ phòng độc, giúp người dùng ngăn vi rút, vào chung kết cuộc thi sáng tạo quốc tế ICAN.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com