Việt Nam là quốc gia thứ ba nuôi cấy và phân lập thành công nCoV

08/02/2020 21:15

MTNN (HNMO) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra, người dân đón nhận tin vui là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương thông báo đã nuôi cấy và phân lập thành công nCoV trong phòng thí nghiệm vào ngày 7-2. Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ ba nuôi cấy và phân lập thành công loại vi rút này.

(HNMO) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra, người dân đón nhận tin vui là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương thông báo đã nuôi cấy và phân lập thành công nCoV trong phòng thí nghiệm vào ngày 7-2. Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ ba nuôi cấy và phân lập thành công loại vi rút này.

Các nhà khoa học nuôi cấy nCoV tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.

Việt Nam có hệ thống xét nghiệm bệnh dịch phát triển

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, từ các mẫu bệnh phẩm dương tính với nCoV ở miền Bắc, Viện đã dùng mẫu để phân lập trên dòng tế bào vero, được chuẩn bị và cung cấp bởi phòng thí nghiệm Hữu nghị của Trường Đại học Quốc tế Nagasaki (Nhật Bản). Sau khi gây nhiễm, tế bào gây nhiễm được theo dõi và quan sát bằng kính hiển vi và xác định sự có mặt của vi rút bằng phương pháp realtime RT-PRC. Ngày 6-2, sau 72 giờ gây nhiễm, Viện đã phát hiện sự xuất hiện của nCoV trên tế bào cảm nhiễm. 

Tiếp đó, ngày 7-2, nCoV được nhận diện thông qua hình ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) bằng phương pháp nhuộm âm bản - soi mẫu trực tiếp tại phòng thí nghiệm siêu cấu trúc của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương…

“Việc nuôi cấy và phân lập thành công nCoV sẽ giúp các cơ quan chức năng có câu trả lời chính xác về nguồn gốc, cơ chế gây bệnh, tính sinh miễn dịch… của vi rút này với tế bào chủ, qua đó sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp. Kết quả này cũng góp phần cung cấp các nguyên liệu để phát triển các sinh phẩm chẩn đoán đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh”, ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương nói. 

Nhận tin vui, ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, WHO đánh giá rất cao khi Việt Nam đã nuôi cấy và phân lập thành công nCoV trong phòng thí nghiệm. Điều đó cho thấy, Việt Nam có hệ thống xét nghiệm bệnh dịch rất phát triển.

Cũng theo ông Kidong Park, việc nuôi cấy và phân lập thành công nCoV sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét nghiệm những trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV thông qua các mẫu thử. Qua đó, mỗi ngày Việt Nam sẽ có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết.

Sẽ chủ động được việc xét nghiệm nCoV

Sau khi thông tin Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương nuôi cấy và phân lập thành công nCoV trong phòng thí nghiệm được công bố, Hội đồng Khoa học công nghệ cấp quốc gia đã họp, thẩm định kinh phí để triển khai các đề tài: Nghiên cứu chế tạo Bộ Sinh phẩm RT-PCR và Realtime RT-PCR phát hiện nCoV; nghiên cứu chế tạo hệ thống phát hiện nhanh để sàng lọc nCoV; nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng dịch bệnh do nCoV gây ra.

Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện là cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, kết quả nuôi cấy và phân lập được nCoV trong thí nghiệm sẽ giúp Việt Nam chủ động được việc xét nghiệm.

“Hiện nay, phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm nCoV được toàn thế giới áp dụng là Real-time PCR (RT-PCR). Với kết quả nuôi cấy thành công nCoV, ngoài mồi, chúng ta sẽ có trứng dương (yếu tố quan trọng) để phục vụ cho việc xét nghiệm chẩn đoán nCoV”, ông Trần Đắc Phu phân tích.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, việc nuôi cấy và phân lập thành công nCoV trong phòng thí nghiệm sẽ giúp các chuyên gia nghiên cứu đặc tính của vi rút, như sức chịu đựng của nó trong môi trường, trong hóa chất, trong chất cồn, trong nhiệt độ… Đây là cơ sở khoa học để các cơ quan chức năng có thể phát triển vắc xin phòng, chống nCoV trong tương lai.

Điều này càng được khẳng định rõ hơn khi đại diện Bộ Y tế đã phát biểu tại cuộc họp ngày 7-2 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh do nCoV gây ra, rằng: “Đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng, chống nCoV trong tương lai. Còn ở thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn cung ứng đủ sinh phẩm cho việc xét nghiệm nCoV”.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kỳ vọng vào công hiệu của thuốc chống vi rút remdesivir

Giới chuyên gia y tế của Trung Quốc ngày 7-2 bày tỏ tự tin vào công hiệu của thuốc chống vi rút remdesivir đang được sử dụng trong quá trình điều trị thử nghiệm chống sự lây lan vi rút nCoV, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com