Có đến 10 tỷ hành tinh giống Trái đất trong dải Ngân hà

21/08/2019 11:15

MTNN Các nhà khoa học định nghĩa một hành tinh giống Trái đất sẽ có kích thước từ 3/4 đến một lần rưỡi quả địa cầu và quay quanh ngôi sao của nó trong 237-500 ngày.

Các nhà khoa học định nghĩa một hành tinh giống Trái đất sẽ có kích thước từ 3/4 đến một lần rưỡi quả địa cầu và quay quanh ngôi sao của nó trong 237-500 ngày.

Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania vừa xử lý dữ liệu từ kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và ước tính số lượng hành tinh giống Trái đất trong dải Ngân hà.

Kết quả cho thấy cứ mỗi ngôi sao như Mặt trời sẽ có xác suất 25% tồn tại một hành tinh giống Trái Đất quay quanh. Điều đó có nghĩa là có thể có tới 10 tỷ hành tinh giống Trái Đất trong thiên hà chúng ta.

Mỗi ngôi sao như Mặt trời sẽ có xác suất 25% tồn tại một hành tinh giống Trái Đất quay quanh. Ảnh: Space.

Ước tính này là bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Sự sống hoàn toàn có thể tồn tại ở các hành tinh có nước ở thể lỏng, giống như Trái đất.

Tối ưu chi phí nghiên cứu

"Chúng ta có thể biết chính xác nên tìm kiếm các hành tinh ở đâu, nhờ đó những khoản tiền đầu tư sẽ hiệu quả hơn”, giáo sư vật lý thiên văn Eric Ford, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Nhóm của giáo sư Ford định nghĩa một hành tinh giống Trái đất sẽ có kích thước từ 3/4 đến một lần rưỡi phiên bản thật và quay quanh ngôi sao của nó trong 237-500 ngày.

Ước tính của các nhà nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA. Ra mắt vào năm 2009, kính viễn vọng này được sử dụng để tìm các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời. Kepler đã quan sát hơn 530.000 ngôi sao tính đến nay.

Dữ liệu thu được đã thay đổi sự hiểu biết của nhân loại về thiên hà. Kepler tìm thấy hơn 2.600 ngoại hành tinh, giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc về sự đa dạng của các loại hành tinh. Kính viễn vọng cũng cho phép giới khoa học xác nhận sự tồn tại của nhiều ngoại hành tinh tương tự Trái đất.

Tác phẩm nghệ thuật mô phỏng kính thiên văn Kepler trong vũ trụ. Ảnh: Ames Research Center.

Kepler "nghỉ hưu" vào năm ngoái sau khi hết nhiên liệu. Công việc săn tìm các hành tinh được chuyển giao cho Vệ tinh Khảo sát Exoplanet (TESS), được phóng lên vũ trụ vào tháng 4-2018.

Nhìn chung, Kepler cho thấy 20-50% ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm có các hành tinh giống Trái đất trong khu vực có thể ở được.

Các hành tinh có thể sinh sống

Nhưng nhóm của giáo sư Ford không muốn ước tính số lượng hành tinh giống Trái đất trong thiên hà chỉ dựa trên các ngoại hành tinh mà Kepler tìm thấy. Kepler thiên về tìm kiếm ngôi sao nhỏ, mờ, bằng khoảng 1/3 khối lượng Mặt trời của chúng ta.

Vì vậy, để ước tính có bao nhiêu hành tinh Kepler đã bỏ lỡ, các nhà nghiên cứu đã tạo ra hệ thống mô phỏng trên máy tính về những vũ trụ và hành tinh giả thuyết, dựa trên dữ liệu của Kepler và tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Hệ thống mô phỏng sẽ cho cái nhìn về ngoại hành tinh trong mỗi vũ trụ giả thuyết mà Kepler phát hiện ra.

Sau đó, họ so sánh dữ liệu mô phỏng với những gì kính viễn vọng Kepler thực sự phát hiện được trong vũ trụ nhằm ước tính sự phong phú của các hành tinh có kích thước giống Trái đất, trong khu vực có thể ở của các ngôi sao giống như Mặt trời.

Bước tiếp theo trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh là nghiên cứu các hành tinh có khả năng sinh sống.

Sứ mệnh tìm kiếm hành tinh tồn tại sự sống có thể sẽ không bao giờ chấm dứt. Ảnh: Scienc Alert.

"Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm việc tìm kiếm dấu vết sinh học - những phân tử biểu thị sự sống - trong bầu khí quyển của hành tinh có kích thước gần bằng Trái đất", giáo sư Ford nói.

Ngay cả khi một hành tinh nằm trong vùng có thể ở được, nó vẫn cần bầu không khí đáng kể để giữ nhiệt độ nhằm duy trì nước lỏng trên bề mặt. Giới khoa học có thể tính toán thành phần bầu khí quyển của ngoại hành tinh bằng cách phân tích quang phổ của nó.

Như vậy, nếu có nhiều hành tinh giống Trái đất ở gần chúng ta, các nhà khoa học NASA sẽ nghiên cứu với kính viễn vọng nhỏ, rẻ hơn. Tuy nhiên, nếu tất cả hành tinh giống Trái đất ở rất xa, NASA cần phải dựa vào kính viễn vọng xa hơn. Thông tin về các hành tinh này sẽ giúp tối ưu khoản đầu tư vào những dự án tìm kiếm hành tinh có sự sống.

"Một trong những điều quan trọng ở đây không chỉ đưa ra con số, mà còn hiểu được ý nghĩa của chúng nhằm đưa ra chiến lược khoa học vững chắc", giáo sư Ford cho biết.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup tài trợ 124 tỷ đồng cho 20 dự án khoa học và công nghệ

(HNMO) - Ngày 19-8, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), thuộc Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 124  tỷ đồng cho 20 dự án khoa học và công nghệ. Đây là những dự án xuất sắc và đột phá, mang lại lợi ích thiết thực trong các lĩnh vực quan trọng như big data (dữ liệu lớn), y sinh tính toán, gen và tế bào, khoa học vật liệu, giao thông thông minh, IoT (internet vạn vật), nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên…

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

(HNMO) - Ngày 19-8, tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình trao đổi Mạng lưới Giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) về vấn đề môi trường.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com