Trung Quốc tung ảnh mới về "chất thủy tinh" bí ẩn trên Mặt trăng

24/10/2019 11:15

MTNN Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố hình ảnh mới về loại vật chất bí ẩn tìm thấy trên bề mặt Mặt trăng, vốn làm cộng đồng khoa học đau đầu giải mã nhiều tuần nay.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố hình ảnh mới về loại vật chất bí ẩn tìm thấy trên bề mặt Mặt trăng, vốn làm cộng đồng khoa học đau đầu giải mã nhiều tuần nay. 

Chất liệu bí ẩn trên bề mặt Mặt trăng có màu tối, phản chiếu ánh sáng. Ảnh: RT

Theo kênh truyền hình RT, với người bình thường, hình ảnh này giống như một bức ảnh chụp đất đá. Tuy nhiên, tấm hình do tàu đổ bộ Yutu-2 của Trung Quốc chụp được nhiều khả năng sẽ hé lộ về nguồn gốc thực sự của vật chất bí ẩn trên. 

Tàu Yutu-2 đã đáp xuống vùng tối của Mặt trăng ngày 2-1 trong một chuyến hạ cánh lịch sử. Vài tháng sau đó, Yutu-2 đã phát hiện vật chất lạ này trong lần thứ hai đi qua một hố trũng rộng 2 mét trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. 

Qua bức ảnh mới nhất được công bố, giới nghiên cứu vẫn nhất trí cho rằng, đây là một dạng thủy tinh tối màu, được hình thành bởi tác động của thiên thạch. Vụ nổ dường như đã đốt nóng các khoáng chất trên bề mặt Mặt trăng, biến chúng thành dạng chất giống như thứ các phi hành gia trên tàu Apollo 17 từng tìm thấy trước đây. 

“Tôi cho rằng thông tin đáng tin cậy nhất ở đây chính là việc chất liệu này khá tối màu”, ông Dan Moriaty, chuyên gia tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard nhận định với trang Space.com. 

Một bức ảnh do tàu Yutu-2 chụp được. Ảnh: RT

Từ năm 2015, Trung Quốc đã đề cập ý định đưa tàu thăm dò đến vùng tối Mặt trăng. Vùng tối trên Mặt trăng là phần con người không bao giờ quan sát được khi nhìn từ Trái đất. Luôn có một mặt của Mặt trăng hướng về Trái đất, trong khi phần còn lại hướng về vũ trụ tối tăm lạnh lẽo nên bị bao phủ bởi màu đen.

Trên thực tế, có thể hiểu vùng tối là mặt ban đêm của Mặt trăng, còn phía còn lại có thể quan sát được từ Trái đất do nhận ánh nắng Mặt trời và là mặt ban ngày.

Tuy Trung Quốc gia nhập cuộc đua vũ trụ khá muộn nhưng trong nhiều thập niên qua, Bắc Kinh đã “bơm” hàng tỷ USD vào nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực này. Trung Quốc là quốc gia thứ ba trên thế giới thám hiểm Mặt trăng thành công, sau Mỹ và Nga.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đợt rét đậm đầu tiên có thể xuất hiện vào đầu tháng 1-2020

(HNM) - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, từ nay đến hết năm 2019, trên khu vực Biển Đông sẽ xuất hiện 3-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; trong đó có 1-2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và xảy ra chủ yếu ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.

Sở hữu trí tuệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0: Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

(HNM) - Để tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mỗi quốc gia cần xác định những tác động của nó đối với từng lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng không ngoại lệ cần được đặt trọng tâm ưu tiên nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com