Rét ngưỡng 6-8 độ C, người dân Thủ đô lưu ý biện pháp phòng, tránh

31/12/2020 12:59

MTNN (HNMO) - Hôm nay (30-12), bộ phận không khí lạnh mạnh đã tràn tới thành phố Hà Nội, gây ra đợt rét đậm, rét hại kéo dài đến hết ngày 4-1-2021. Thời tiết cụ thể ra sao và làm thế nào để bảo vệ sức khỏe, giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp... đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

(HNMO) - Hôm nay (30-12), bộ phận không khí lạnh mạnh đã tràn tới thành phố Hà Nội, gây ra đợt rét đậm, rét hại kéo dài đến hết ngày 4-1-2021. Thời tiết cụ thể ra sao và làm thế nào để bảo vệ sức khỏe, giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp... đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang, giữ ấm phần đầu, ngực, tay, chân… là biện pháp phòng tránh rét đậm, rét hại hiệu quả.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cho biết, bộ phận không khí lạnh vẫn tiếp tục tăng cường tới thành phố Hà Nội. Đêm nay và sớm mai (31-12), thành phố Hà Nội nhiều mây, không mưa, thời tiết rét hại, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10 độ C. Đáng chú ý, nhiệt độ tại huyện Ba Vì có 8 độ C; các quận, huyện: Sóc Sơn, Hà Đông và thị xã Sơn Tây 9 độ C. Đến trưa và chiều 31-12, thành phố Hà Nội giảm mây, hửng nắng, nhiệt độ tăng thêm khoảng 5 độ C, ở mức 14-17 độ C, ngưỡng rét đậm.

Nhận định thời tiết tại thành phố Hà Nội trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2021, cơ quan khí tượng thủy văn cho biết, 1-1-2021 sẽ là ngày thành phố Hà Nội có nền nhiệt thấp nhất của đợt rét này. Cụ thể, tại khu vực các quận, huyện phía Nam thành phố 7-9 độ C; khu vực vùng núi Ba Vì - Sơn Tây, Mê Linh - Đông Anh - Sóc Sơn 6-8 độ C. Những ngày sau đó (2 và 3-1-2021), nền nhiệt tại thành phố Hà Nội sẽ tăng thêm 1-2 độ C, nhưng vẫn ở ngưỡng rét hại (dưới 13 độ C).

Điểm đáng chú ý trong đợt rét này, thành phố Hà Nội không mưa, rét khô; trưa và chiều giảm mây, hửng nắng; nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh khoảng 7-10 độ C. Theo cơ quan y tế, nền nhiệt thấp và mức chênh lệch cao về nhiệt độ là nguyên nhân gây ra hiện tượng đột quỵ ở người, nhất là những người cao tuổi, mắc các bệnh huyết áp, tim mạch và trẻ nhỏ…

Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày rét đậm, rét hại, người cao tuổi nên ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ để tăng khả năng lưu thông của máu... Trước khi ngủ, người dân nên kiểm tra an toàn điện thiết bị sưởi và tuyệt đối không sử dụng bếp than tổ ong để sưởi trong phòng kín. Khi thức dậy, người dân nên vận động tại chỗ vài phút rồi mới ra khỏi giường. Khi mở cửa để ra ngoài trời, người dân cần mặc quần áo ấm, tránh để gió lạnh lùa trực tiếp vào cơ thể…

Để giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, người chăn nuôi lưu ý che chắn kín gió chuồng nuôi; không chăn thả gia súc, gia cầm ngoài trời vào sáng sớm hoặc khi nền nhiệt ở mức dưới 15 độ C; tăng thức ăn giàu tinh bột cho đàn nuôi…

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Công trình ''Kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm'': Công nghệ, thương hiệu và trí tuệ Việt

(HNMO) - Công trình “Kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ bê tông cốt phi kim, thành mỏng, khối rỗng, liên kết module” của tác giả Hoàng Đức Thảo - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) vừa vinh dự được bầu chọn là một trong 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020. Đây là lần thứ ba, Busadco có công trình lọt vào tốp 10 sự kiện khoa học và công nghệ của năm.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng đến trung tâm năng lượng sạch

(HNM) - Theo quy hoạch quốc gia, đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của quốc gia. Hiện nhiều địa phương trong vùng đã, đang và sẽ xây dựng các nhà máy điện chạy khí thiên nhiên, điện gió và điện mặt trời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com