Nhập phế liệu từ nước ngoài, Việt Nam nguy cơ thành "bãi rác" thế giới

17/07/2018 14:49

MTNN Việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ mang lại nhiều tiềm ẩn nguy hiểm cho môi trường, đặc biệt còn gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe...

Nhập phế liệu từ nước ngoài, Việt Nam nguy cơ thành "bãi rác" thế giới

Việt Nam nguy cơ thành "bãi rác" thế giới

Câu chuyện nhập phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam lâu nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều và những ảnh hưởng nhất định.

Nói về vấn đề này, ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chia sẻ, sau khi Trung Quốc dừng nhập khẩu 24 loại phế liệu, các nước thường xuyên xuất khẩu chất thải rắn, phế liệu như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, một số nước Bắc Âu… phải tìm đối tác, thị trường nhập khẩu mới như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Chính vì vậy, một số lượng lớn hàng phế liệu nhập khẩu từ các nước phát triển đã tràn về khu vực Đông Nam Á.

Theo ước tính, hiện có khoảng 500.000 container phế liệu đang lênh đênh trên biển khu vực Đông Nam Á, phải tìm bến đỗ, nên nếu Việt Nam không dựng hàng rào an toàn thì có thể trở thành bến đỗ của phế liệu. Điều này khiến các bộ ban ngành đặc biệt quan tâm.

Trước nguy cơ phế liệu ồ ạt tràn vào Việt Nam, mới đây, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, sẽ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan liên quan để kiểm soát nhập khẩu phế liệu, phòng ngừa từ nước ngoài.

Thông tin cho biết, tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu năm 2017 tăng gấp 2 lần so với năm 2016. Trong 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến, gấp gần 2 lần so với cả năm 2017.

phe-lieu

Nhập phế liệu từ nước ngoài, môi trường Việt Nam đang bị đe dọa (Ảnh minh họa)

-> Việt Nam và các nước châu Á phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường

Tình trạng tồn đọng phế liệu ở các cảng biển đang khá nhiều, đặc biệt là ở cảng TP.HCM, Hải Phòng… Trong đó, tại Tân cảng Sài Gòn (TP.HCM), tính đến hết ngày 26.6 có 4.480 container.

Theo ông Thức, cơ chế quản lý, kiểm soát nhập khẩu phế liệu của Việt Nam còn nhiều khe hở, nếu không kịp thời bịt lại, nước ta rất có thể phải đối mặt với nguy cơ trở thành bãi thải của thế giới.

Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, tổng số các doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng phế liệu trên cả nước là 256 doanh nghiệp. Trong đó, lượng doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để trực tiếp phục vụ sản xuất là 153 doanh nghiệp (chiếm 59,76% tổng số doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu), số lượng doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác là 103 doanh nghiệp (chiếm khoảng 40,24%).

Mỗi năm Việt Nam nhập 3 triệu tấn phế liệu. Thực tế cho thấy, việc nhập khẩu phế liệu, nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, linh kiện điện tử có chứa chất thải nguy hại… đã bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết những mặt hàng phế liệu được nhập khẩu “chui” đều là những mặt hàng bị cấm như ắc quy, dầu nhớt thải, các linh kiện điện tử có chứa các chất như chì…

Việc nhập khẩu các loại phế liệu này thường đem lại lợi nhuận cao, nên các doanh nghiệp tìm mọi cách để lách luật, dùng những thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt các lực lượng chức năng, thậm chí cố tình vi phạm luật.

Các chuyên gia đánh giá, việc nhập khẩu những loại phế liệu không đúng quy định tiềm ẩn những nguy cơ về dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến môi trường, thậm chí đối với những chất thải nguy hại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lớn về sức khỏe con người.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Yên, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường (Tổng cục môi trường) cho biết, việc nhập khẩu các chất thải không những vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, mà còn vi phạm các điều khoản của Công ước Basel năm 1989 về kiểm soát vận chuyển qua biên giới và tiêu hủy các chất độc hại mà Việt Nam là một thành viên tham gia.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhập khẩu chất thải trái phép vào Việt Nam bởi vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc thực hiện.

-> Hải Phòng sẵn sàng “từ chối” dự án nhà máy giấy có nguy cơ gây ô nhiễm

Video: Nguy cơ Việt Nam sẽ thành bãi rác cơ khí (Nguồn: VTC)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com