Việt Nam và các nước châu Á phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường

16/07/2018 08:11

MTNN Những quốc gia ở châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia... đang phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường, song hành cùng quá trình phát triển kinh tế.

Việt Nam và các nước châu Á phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường

Những năm gần đây, vấn đề môi trường đang nhận được nhiều sự quan tâm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những vấn nạn như ô nhiễm môi trường, nước, không khí, ô nhiễm khí thải, rác thải... luôn khiến cho cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng về sinh hoạt cũng như sức khỏe.

Theo đó, cùng với sự phát triển kinh tế, các khu công nghiệp, nhà máy mọc lên nhiều càng khiến cho môi trường trở thành vấn đề nan giải. Rất nhiều vấn đề sau đó đã nảy sinh từ chính sự phát triển kinh tế mang lại. Dẫu đã có các chế tài phù hợp nhưng nhiều doanh nghiệp, các nhà máy vẫn xem thường vấn đề môi trường. Điều này đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, châu Á, trong đó có cả Việt Nam đang phải trả giá đắt vì ô nhiêm môi trường.

Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm môi trường đang ở mức cao. Hàng năm vẫn có nhiều doanh nghiệp, nhà máy, cụm công nghiệp... bị xử phạt vì gây ô nhiễm môi trường. Cùng với thiên tai, ô nhiễm môi trường tại nước ta cũng đang được quan tâm.

Những năm gần đây, tỷ lệ bệnh tật liên quan đến vấn đề môi trường sống vẫn có dấu gia tăng. Điều này cho thấy, chất lượng môi trường sống và vấn đề ô nhiễm vẫn còn nhiều bất cập.

Mới đây nhất, TP HCM vẫn đau đầu trước sự việc cư dân phía Nam thành phố, cụ thể là khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM phản ánh về bãi rác Đa Phước gây ô nhiễm.

o-2

Bãi rác Đa Phước gây ô nhiễm cho người dân Phú Mỹ Hưng (Nguồn ảnh: Zing.vn)

- Dân Phú Mỹ Hưng "kêu trời" vì mùi hôi từ bãi rác Đa Phước

Đại biểu thành phố này đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu vấn đề môi trường, đồng thời có biện pháp giúp dân ổn định sinh sống. Tuy nhiên, giải pháp xử lý bãi rác Đa Phước vẫn còn khá mông lung, chưa thể xử lý dứt điểm những ô nhiễm mà nó gây ra cho người dân.

Hay như tình trạng hàng nghìn tấn rác ùn ứ tại TP Quãng Ngãi gây bức xúc cho người dân. Sau những đối thoại bất thành cùng người dân, chính quyền Quảng Ngãi đã phải đưa ra phương án mở lại bãi rác cũ từng gây ô nhiễm để cứu thành phố khỏi tình trạng rác ùn ứ. Có thể sau đó nữa những biện pháp cứng rắn hơn sẽ được thực hiện nhưng trước mắt những sự việc này cho thấy môi trường sống vẫn đang từng ngày bị ảnh hưởng.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn từ 2016-2020.

Chương trình trên được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020 với tổng kinh phí 535 tỷ đồng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các dự án, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình.

Ấn Độ

Số liệu thống kê do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy 2 thành phố New Delhi và Varanasi của Ấn Độ nằm trong số 14 thành phố của Ấn Độ có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới xét về lượng hạt bụi PM2.5 trong năm 2016. Những thành phố này thậm chí còn nằm trong danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới do WHO xếp loại.

Ngoài ra còn nhiều thành phố như Kanpur, Faridabad, Gaya, Patna, Agra, Muzaffarpur, Srinagar, Gurgaon, Jaipur, Patiala và Jodhpur cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Có thể thấy nền kinh tế Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 20 năm qua, nhưng mức ô nhiễm tại nước này tăng đột biến, chủ yếu do đốt than để đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Tháng 11/2016, nhà chức trách Ấn Độ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp y tế tại thủ đô New Delhi khi nồng độ PM2,5 lên đến mức nguy hiểm. Nhiều trường học và nhà máy nhiệt điện trong và gần New Delhi đã được lệnh đóng cửa, trong khi chính phủ nỗ lực khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng này.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại New Delhi ngày càng tồi tệ mặc dù Chính phủ Ấn Độ đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường.

Theo đó, tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ cho dừng đăng ký phương tiện chạy diezel dung tích từ 2.000cc trở lên, triển khai nhiều chiến dịch tuyên truyền bảo vệ môi trường, thí điểm áp dụng chạy xe theo biển số chẵn-lẻ...

Biện pháp gần đây nhất là thử nghiệm súng chống khói bụi với khả năng bắn các giọt nước nhỏ lên đến độ cao 50m để dính các chất ô nhiễm và đưa chúng xuống mặt đất và sử dụng các xe cứu hỏa và xe phun nước đi rửa bụi trên cây nhưng tình trạng ô nhiễm tại đây vẫn ở mức nghiêm trọng.

Trung Quốc

Vấn đề môi trường của Trung Quốc là một trong thách thức lớn nhất xuất phát từ nền công nghiệp hóa nhanh chóng của đất nước này. Theo đó, Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới. Trung Quốc có tới 16 trong 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.

Tuổi thọ trung bình của người dân ở miền Bắc Trung Quốc đã giảm đi 5,5 năm do môi trường bị ô nhiễm. Cú nhảy vọt của nền kinh tế Trung Quốc kéo theo sự tàn phá tài nguyên đất nước - đây chính là gốc rễ của cuộc khủng hoảng môi trường ở nước này kéo dài trong nhiều năm qua.

o-1
Trung Quốc đang phải hứng chịu ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ khí độc hại trong lớp sương khói bao phủ Bắc Kinh đã vượt xa mức trong giới hạn an toàn. Cuối năm đó, ô nhiễm đã khiến tầm nhìn ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang giảm xuống dưới 50m. Than đá là thủ phạm chính khiến chất lượng không khí xuống thấp.

Việc loại bỏ chất thải và xử lý chưa thích hợp đã làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường. Gần 90% lượng nước ngầm ở các thành phố và 70% của các con sông và hồ của Trung Quốc hiện đang bị ô nhiễm.

Theo Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc ước tính chi phí chung cho ô nhiễm môi trường ở mức khoảng 1.500 tỷ Nhân dân tệ (chiếm khoảng 3,5% GDP của đất nước) theo số liệu năm 2010.

Khủng hoảng môi trường khiến Trung Quốc phải trả giá đắt. Bên cạnh thiệt hại lớn về kinh tế mà cuộc khủng hoảng này mang lại, Trung Quốc phải chịu thiệt hại về con người. Ô nhiễm không khí cũng đã khiến 1,2 triệu người dân Trung Quốc chết sớm trong năm 2010.

-Tổng cục Hải quan chỉ đạo ngăn chặn phế liệu bẩn nhập vào Việt Nam

Video: Hiện trạng môi trường Việt Nam: Báo động đỏ (Nguồn: VTC)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com