Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

19/09/2024 08:39

MTNN Chiều 18/9, Bộ NN&PTNT tổ chức họp với các bộ, ngành và các tỉnh miền Trung về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Bộ NN&PTNT tổ chức họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo báo cáo của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển vào biển Đông với cường độ cấp 7, giật cấp 9. Hồi 10h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ vĩ Bắc, 113,5 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Đông với cường độ cấp 7, giật cấp 9.

Dự báo đến 10h ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8, giật cấp 10, tâm bão trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị - Quảng Nam, cách Quảng Trị khoảng 110km về phía Đông Đông Nam.

Từ 19h ngày 17/9 đến 12h ngày 18/9, Trung bộ và Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to (50-150 mm), riêng Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng mưa 150-250 mm; một số trạm lớn hơn như: Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) 237mm, Suối Đá (Đà Nẵng) 279mm, Suối Lương (Đà Nẵng) 254mm.

Dự báo từ ngày 18-19/9, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (100-300 mm), có nơi trên 500mm; Thanh Hóa, Nghệ An từ 70-150 mm, có nơi trên 250mm; Tây Nguyên từ 40-80 mm, có nơi trên 150mm.

Từ ngày 18-21/9, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên các sông từ 3-7 m. Đỉnh lũ thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi (Thanh Hóa), thượng lưu sông Cả (Nghệ An) lên mức báo động 1 - báo động 2 và trên báo động 2; sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) báo động 2 - báo động 3; hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), sông La (Hà Tĩnh), sông Cả (Nghệ An) ở mức báo động 1; các sông từ Quảng Bình - Quảng Nam ở mức báo động 1 - báo động 2, có sông trên báo động 2; riêng các sông nhỏ ở Quảng Bình, Quảng Trị có khả năng lên mức báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 11h ngày 18/9, đã kiểm đếm, hướng dẫn 66.960 tàu/306.725 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động chủ động di chuyển vòng tránh, trong đó: 75 tàu/618 người hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa (Nghệ An 10 tàu/40 người, Đà Nẵng 33 tàu/399 người; Quảng Nam 1 tàu/7 người; Quảng Ngãi 27 tàu/148 người; Phú Yên 4 tàu/24 người).

Không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm; các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đang di chuyển vòng tránh. Tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 0h00 ngày 19/9/2024.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, dự kiến áp thấp nhiệt đới sẽ hình thành bão cơn bão số 4 ngay sát bờ nước ta. Áp thấp nhiệt đới hiện đang di chuyển chậm lại, điều này sẽ tạo điều kiện được nạp năng lượng để mạnh lên nên sẽ còn khó dự đoán.

"Tất cả dự báo đến thời điểm này đều cho thấy, bão số 4 nếu có hình thành thì cường độ không mạnh, gió chỉ giật đến cấp 10. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi đặc biệt quan tâm và quan ngại là lần này sẽ gây ra một đợt mưa khá lớn, tập trung ở các tỉnh như: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Chúng tôi đang lo lắng là sẽ có một đợt mưa và không ngoại trừ sẽ xảy ra một trận lũ lụt rất tồi tệ như năm 2020", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, bão số 4 khả năng không lớn nhưng có khả năng mưa sau bão rất lớn. Theo đó, đề nghị các địa phương rút kinh nghiệm từ cơn bão số 3; trong bão được phòng, chống rất tốt, nhưng hoàn lưu sau bão gây ra thiệt hại rất lớn; chính vì vậy, tuyệt đối không được chủ quan.

Ngoài các công điện Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã ban hành, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các địa phương tập trung vào các công việc cụ thể như: Tiếp tục kêu gọi các tàu thuyền phải vào bờ; tập trung rà soát tình trạng ngập lụt và có phương án sơ tán dân...

Các địa phương cần hướng dẫn thu hoạch, đảm bảo nuôi trồng thủy sản; kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ; tập trung thu hoạch diện tích lúa với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", tránh thiệt hại nặng khi bão đổ bộ.

"Hiện các hồ chứa ở khu vực miền Trung ở mức thấp. Nhưng sắp tới, các hồ sẽ hứng một đợt mưa lớn, do đó, yêu cầu các hồ phải tuân thủ nghiêm quy định vận hành, không để xảy ra lũ chồng lũ, bởi đây là khu vực rất dễ bị chia cắt khi ngập lụt", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu.

Đỗ Hương

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/nguy-co-lu-lut-cao-khi-bao-so-4-do-bo-102240918193449639.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mục tiêu giảm phát thải và chuyển đổi kinh tế xanh

Nhật Bản dự kiến phối hợp với các nước Đông Nam Á và Australia về các chính sách nhằm giảm phát thải carbon. Là quốc gia đề xuất sáng kiến thành lập “Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0” (AZEC), Nhật Bản đang đẩy mạnh nỗ lực khử carbon tại khu vực châu Á nói chung và nước này nói riêng, đồng thời thúc đẩy các kế hoạch đưa hệ thống giao dịch khí thải ra mắt vào năm 2026 nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải và chuyển đổi kinh tế xanh.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com