Mì ăn liền Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại EU

14/06/2024 09:38

MTNN Từ 2/7, mì ăn liền Việt Nam sẽ chính thức được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại Liên minh châu Âu (EU).

Mì ăn liền (mỳ, bún, miến, phở dạng khô có gia vị) của Việt Nam ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU. 

Mì ăn liền Việt Nam đáp ứng quy định của EU

Từ ngày 2/7, mì ăn liền (mỳ, bún, miến, phở dạng khô có gia vị) của Việt Nam sẽ ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU.

Ngày 12/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11/6/2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thị trường EU theo quy định 2019/1793.

Bên cạnh mì ăn liền, EU cũng đã điều chỉnh quy định kiểm tra đối với một số sản phẩm nông sản, thực phẩm khác của Việt Nam. Đối với thanh long, tần suất kiểm tra tại biên giới được tăng từ 20% lên 30%.

Mặt hàng ớt được chuyển từ Phụ lục I (kiểm soát 50%) sang Phụ lục II (kiểm soát 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm).

Đậu bắp được giữ nguyên tần suất kiểm tra 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm. Mặt hàng sầu riêng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra 10%.

Nỗ lực không ngừng nghỉ xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam

Theo ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và EU, việc mì ăn liền được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu sang EU.

Đây cũng là bước tiến quan trọng, giúp mỳ ăn liền Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân và là minh chứng cho sự nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông sản.

Việc EU điều chỉnh quy định kiểm tra đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam là một tín hiệu tích cực cho thấy sự tin tưởng của EU vào chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường EU.

Bộ Công Thương tiếp tục đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu mì ăn liền sang EU duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền, nâng cao nhận thức và năng lực trong việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát tốt từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm trong quy trình sản xuất mì ăn liền.

Trước đó, tháng 1/2022, EU đã đưa sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam vào diện áp dụng quy định Regulation (EU) 2019/1793 để kiểm soát dư lượng ethylene oxide. Khi triển khai quy định trên, việc cấp chứng nhận cho từng lô hàng mì ăn liền xuất khẩu vào EU đã và đang tạo gánh nặng đáng kể về hành chính và chi phí thương mại đối với Việt Nam.

Tháng 6/2022, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU đã thành công thuyết phục EU đưa bún, miến, các sản phẩm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm. 

Ngày 7/6/2023, EU đã đăng công báo sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại mì ăn liền của Việt Nam từ phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%.

Phan Trang

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/mi-an-lien-viet-nam-dap-ung-tieu-chuan-an-toan-thuc-pham-tai-eu-102240614001535462.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com