Giải bài toán công nghệ và an toàn điện hạt nhân thế nào?

13/11/2024 14:49

MTNN Một trong những lo ngại lớn nhất khi phát triển điện hạt nhân là vấn đề an toàn và bài toán công nghệ. Việt Nam tái khởi động dự án điện hạt nhân, vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào?

Nghiên cứu tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12/11, Báo cáo Quốc hội về bảo đảm cung ứng điện trước mắt và lâu dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay đã quyết liệt chỉ đạo, đề xuất sửa đổi Luật Điện lực, triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII, đã ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái; phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ; chính sách về điện rác, điện sinh khối… Hoàn thành dự án đường dây truyền tải 500kV mạch 3; tích cực triển khai Quy hoạch điện VIII…

Theo Thủ tướng, dự báo nhu cầu điện những năm tiếp theo sẽ còn tăng nhanh, trong đó năm 2025 tăng khoảng 12-13% và những năm sau còn cao hơn nữa.

"Về dài hạn, để đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi... Đã trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện.", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Phát triển điện hạt nhân an toàn và bền vững giúp giải bài toán nhu cầu năng lượng gia tăng trong tương lai.

PGS.TS Vương Hữu Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, hiện nay, điện hạt nhân đang đóng góp trên 10% sản lượng điện toàn cầu và chiếm 1/3 trong số các loại điện được tạo ra bằng công nghệ phát thải carbon thấp. Điện hạt nhân giúp giảm phát thải 2 tỷ tấn dioxit carbon mỗi năm, tương đương với việc không cho lưu hành khoảng 400 triệu xe ô tô. Ngoài 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có điện hạt nhân, đến cuối năm 2023 đã có thêm 59 lò với công suất 61,1 GWe đang được xây dựng ở 17 quốc gia.

Thế giới đang phát triển 2 loại công nghệ điện hạt nhân. Một là, tiếp tục cải tiến các lò làm mát bằng nước công suất lớn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu và bảo đảm an toàn cao nhất trong các kịch bản sự cố tai nạn giả định, kể cả sự cố nghiêm trọng nhất. Các lò được xây dựng trong thời gian gần đây trên thế giới chủ yếu thuộc loại lò này, được xếp vào loại thế hệ thứ III+, đã được kiểm chứng thông qua thời gian vận hành ở một số nước. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trong nhiều thập niên tới, loại lò này sẽ vẫn chiếm đa số trong các dự án điện hạt nhân mới trên thế giới.

Hai là, phát triển các lò công suất nhỏ và trung bình (SMR) hoặc lò modul và lò siêu nhỏ. Đây là một xu hướng trong phát triển công nghệ lò phản ứng của tương lai vì tổng mức đầu tư thấp, đơn giản trong thiết kế, rút ngắn thời gian xây dựng, thích ứng với nhu cầu điện năng không cao, không yêu cầu hạ tầng phức tạp. Tuy nhiên, để có đủ thời gian kiểm chứng công nghệ thì phải một vài thập niên nữa loại công nghệ này mới có thể được ứng dụng phổ biến.

Vấn đề an toàn và xử lý chất thải hạt nhân

Theo PGS.TS Vương Hữu Tấn, vấn đề về bảo đảm an toàn trong phát triển điện hạt nhân là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Khi nhắc đến điện hạt nhân, chắc hẳn nhiều người sẽ ngay lập tức liên tưởng đến các tai nạn của 2 nhà máy điện hạt nhân tại Chernobyl (Liên bang Nga) và Fukushima (Nhật Bản). Không có bất kỳ một lĩnh vực nào có thể an toàn tuyệt đối cả. Vấn đề là an toàn thế nào là chấp nhận được và sau mỗi tai nạn cần tìm ra nguyên nhân để không mắc phải trong tương lai.

Tai nạn tại Chernobyl là do lò phản ứng không đáp ứng các yêu cầu an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Tai nạn tại Fukushima là do công nghệ của nhà máy này thuộc thế hệ cũ (thế hệ II), không đáp ứng yêu cầu về động đất và sóng thần lớn xảy ra đồng thời.

Sau các sự cố kể trên, IAEA đã xây dựng các tiêu chuẩn an toàn mới cho các nhà máy điện hạt nhân. Các nhà máy hiện có trên toàn thế giới được yêu cầu phải đánh giá lại an toàn theo tiêu chuẩn mới và nâng cấp hệ thống an toàn phù hợp.

Đặc biệt, đối với các nhà máy điện hạt nhân xây dựng mới, phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, trong đó có tiêu chuẩn bảo đảm an toàn ngay cả trong sự cố giả định nghiêm trọng, nhất là nóng chảy vùng hoạt cũng không ảnh hưởng đến môi trường (bẫy vùng hoạt sẽ giam giữ các nhiên liệu nóng chảy).

"Về công nghệ hoàn toàn giải quyết được các kịch bản sự cố tai nạn, kể cả sự cố nghiêm trọng nhất để bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức con người. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro thì công tác đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn trong các nhà máy điện hạt nhân và có cơ chế quản lý an toàn nghiêm ngặt của cơ quan pháp quy hạt nhân là hết sức cần thiết", PGS.TS Vương Hữu Tấn cho biết.

Ngoài lo ngại về an toàn và môi trường, thì xử lý chất thải hạt nhân/chất thải phóng xạ cũng là mối quan tâm khi vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Chất thải phóng xạ trong nhà máy điện hạt nhân có 2 loại: chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình, chất thải phóng xạ hoạt độ cao, sống dài. Loại chất thải còn có quan ngại trên thế giới là chất thải phóng xạ hoạt độ cao, sống dài của các thanh nhiên liệu đã cháy.

Vấn đề xử lý chất thải phóng xạ hoạt độ cao, sống dài vẫn đang là thách thức chung của cộng đồng khoa học thế giới. Nhiều nước áp dụng biện pháp lưu giữ các thanh nhiên liệu đã cháy (lưu giữ ướt trong lò phản ứng 5-7 năm, sau đó lưu giữ khô trong khuôn viên của nhà máy) và chờ các thành tựu mới trong lĩnh vực xử lý các thanh nhiên liệu đã cháy.

Việt Nam nếu phát triển điện hạt nhân cũng có thể ứng xử với các thanh nhiên liệu đã cháy như vậy. Số lượng nhiên liệu cần cho nhà máy điện hạt nhân không nhiều như nhiệt điện than hay dầu, nên việc lưu giữ các thanh nhiên liệu đã cháy của nhà máy điện hạt nhân không phải là vấn đề lớn.

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/giai-bai-toan-cong-nghe-va-an-toan-dien-hat-nhan-the-nao-169241113091259522.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sử dụng MODIS để lập bản đồ các điểm nóng đốt rơm rạ ngoài trời, đánh giá sơ bộ nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại Việt Nam

Các chuyên gia của Trung tâm Sinh thái nông nghiệp (CARES) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tại Hà Nội đã sử dụng các thiết bị quang phổ chụp ảnh có độ phân giải trung bình (MODIS) và Bộ thiết bị chụp ảnh hồng ngoại khả kiến ​​(VIIRS) để lập bản đồ các điểm nóng đốt rơm rạ ngoài trời và đưa ra đánh giá sơ bộ về nồng độ bụi mịn PM 2.5 của Việt Nam.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com