Diễn biến mới vụ doanh nghiệp khai thác cát phớt lờ chỉ đạo

16/09/2024 09:59

MTNN Tỉnh Đắk Lắk yêu cầu doanh nghiệp khai thác cát bán cho nhà thầu thi công đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột phải thực hiện đầy đủ thủ tục, nếu không sẽ xử lý theo quy định

Tỉnh Đắk Lắk yêu cầu doanh nghiệp khai thác cát bán cho nhà thầu thi công đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột phải thực hiện đầy đủ thủ tục, nếu không sẽ xử lý theo quy định

Ngày 14-9, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã có văn bản yêu cầu Công ty CP 484 tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi khai thác mỏ cát cấp cho dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Về vấn đề doanh nghiệp chưa hoàn tất thủ tục nhưng đã ồ ạt khai thác cát, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết theo Luật Khoáng sản, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi cơ quan quản lý nhà nước có thông báo bằng văn bản, thì sẽ bị thu hồi giấy khai thác khoáng sản. Do đó, UBND tỉnh sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nội dung này.

Trước đó, sau thời gian ồ ạt khai thác cát bán cho các nhà thầu thi công dự án thành phần 2 dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Công ty CP 484 (tỉnh Nghệ An) có văn bản cho rằng gặp nhiều khó khăn, tốn kém nếu phải hoàn tất các thủ tục pháp lý.

Từ đó, doanh nghiệp này xin sử dụng bè, thiết bị hút cát tại chỗ (thay vì các tàu đã đăng ký), đề xuất chỉ lắp 1 trạm cân trên trục đường (thay vì tại các bãi), thuê đất của người dân làm bãi tập kết tạm (thay vì phải thực hiện các thủ tục về bãi tập kết khoáng sản)…

Một bãi tập kết cát chưa được cấp phép của Công ty CP 484

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở TN-MT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Công ty CP 484.

Theo văn bản, phương tiện đường thủy nội địa và điều kiện hoạt động của phương tiện thực hiện theo Luật Giao thông đường thủy nội địa. Công ty CP 484 nghiên cứu quy định để có phương án bố trí sử dụng cho phù hợp với quy định.

Về lắp đặt trạm cân, công ty căn cứ quy định pháp luật để thực hiện, UBND tỉnh không có thẩm quyền. Khi khai thác cát lòng sông phải lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng mua bán tại bến bãi. Sở TN-MT và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện đúng quy định. Ngày 20-8, UBND tỉnh tiếp tục có công văn yêu cầu 100% xe vận chuyển khoáng sản nguyên khai phải đi qua trạm cân để giám sát, thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế theo quy định.

Một chiếc bè tôn khai thác cát thay vì các tàu đã đăng ký

Bản xác nhận của UBND tỉnh chỉ xác nhận về ranh giới, tọa độ khu vực khai thác, không xác nhận ranh giới, vị trí tập kết cát. Vị trí, diện tích tập kết cát thể hiện trong bản kế hoạch khai thác, bản cam kết bảo vệ môi trường do Công ty CP 484, đơn vị tư vấn tính toán, khảo sát, xác định để đưa vào kế hoạch. Quá trình khảo sát, xác định vị trí tập kết cát để sử dụng khi đi vào khai thác đơn vị phải tính toán, nghiên cứu tính khả thi và phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về khoán sản, môi trường, đất đai và các quy định pháp luật khác liên quan.

Do đó, Sở TN-MT yêu cầu Công ty CP 484 hoàn thiện đầy đủ các thủ tục trước khi tổ chức hoạt động khai thác.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 4-5, UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản xác nhận cho Công ty CP 484 khai thác cát cung cấp cho dự án thành phần 2 dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Sau khi được xác nhận, dù chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định, chưa lắp trạm cân để giám sát sản lượng nhưng doanh nghiệp này đã ồ ạt khai thác cát bán cho nhiều nhà thầu thi công cao tốc.

Ngày 20-6, UBND huyện Krông Bông đã lập đoàn kiểm tra và chỉ ra hàng loạt vi phạm nên yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng khai thác. Dù vậy, Công ty CP 484 vẫn phớt lờ, ồ ạt khai thác bán cho các nhà thầu.

Ngày 14-8, UBND huyện Krông Bông tiếp tục kiểm tra, kiến nghị UBND tỉnh xem xét cho tạm dừng hoạt động khai thác cát. Huyện cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định các khâu trước khi khai thác cát trở lại.

Một lãnh đạo UBND huyện Krông Bông cho biết doanh nghiệp này đã bổ sung, khắc phục một số thủ tục pháp lý. “UBND huyện đã làm hết trách nhiệm của mình nhưng không có thẩm quyền tạm đình chỉ mỏ cát. Tuy nhiên, căn cứ vào văn bản của Sở TN-MT, huyện sẽ tiếp tục tổ chức giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp theo quy định” – vị này thông tin.

Bài và ảnh: Cao Nguyên – Báo NLĐ

Nguồn phapluatmoitruong.vn
Link bài gốc

https://phapluatmoitruong.vn/dien-bien-moi-vu-doanh-nghiep-khai-thac-cat-phot-lo-chi-dao/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mục tiêu giảm phát thải và chuyển đổi kinh tế xanh

Nhật Bản dự kiến phối hợp với các nước Đông Nam Á và Australia về các chính sách nhằm giảm phát thải carbon. Là quốc gia đề xuất sáng kiến thành lập “Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0” (AZEC), Nhật Bản đang đẩy mạnh nỗ lực khử carbon tại khu vực châu Á nói chung và nước này nói riêng, đồng thời thúc đẩy các kế hoạch đưa hệ thống giao dịch khí thải ra mắt vào năm 2026 nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải và chuyển đổi kinh tế xanh.

Hưng Yên chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông Hồng

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên, mực nước sông Hồng lúc 6 giờ ngày 11/9/2024 tại Hưng Yên là 6,92m, cao hơn mức báo động 2 là 0,62m. Hiện nhiều khu vực ngoài đê bối đã bị ngập, chính quyền địa phương và người dân đang khẩn trương di chuyển đồ đạc, sơ tán người khi cần thiết.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com