Rác thải luôn là một vấn đề nức nối và bài toán khó giải đáp đối với Hà Nội. Theo các con số thống kê, lượng rác của Hà Nội mỗi ngày chuyển lên Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn luôn ở trên mức 4.000 tấn, có thời điểm lên tới 6.000 tấn. Lượng rác thải tại Hà Nội tập trung đủ loại từ rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng...
Điều đáng nói, lượng rác nhiều với cách xử lý thủ công (chôn lấp) đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng đến các khu vực dân cư xung quanh bãi rác.
Rác thải tràn ngập đường phố Hà Nội (Ảnh: Vietnamnet)
-> Chất lượng không khí ở Hà Nội đang trong trình trạng báo động
Tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn đã có nhà máy đốt rác Nedo được xây dựng theo công nghệ Nhật Bản, tuy nhiên công suất đốt rác chỉ đạt 75 tấn mỗi ngày/đêm. Điều này đồng nghĩa với việc không thể xử lý hết số lượng rác thải lên đến hàng nghìn tấn mỗi ngày.
Được biết, quy trình xử lý rác hiện nay vẫn là biện pháp truyền thống bằng chôn lấp. Trong đó, 95% rác thải được chôn lấp ở các bãi chứa thải.
Thực tế cho thấy, phương pháp này đơn giản đỡ tốn kém nhưng hao tốn tài nguyên đất kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường ở cả không khí lẫn nguồn nước.
Trong rác thải số chất thải rắn sinh hoạt chiếm tới 60% càng khiến cho việc xử lý rác thải thêm khó khăn. Đặc biệt việc phân loại từ nguồn rác thải ban đầu không được làm nên rất khó khăn trong khâu xử lý.
Cuối năm 2017, UBND Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn với nguồn vốn đầu tư dự kiến hơn 7.000 tỷ đồng.
Thiết kế phối cảnh nhà máy điện rác Sóc Sơn. (Ảnh: Zing.vn)
Theo đó, khi hoàn thành, nhà máy có công suất tiêu thụ 4.000 tấn rác mỗi ngày/đêm. Lượng rác này sẽ được đốt để tạo ra 75 mW điện mỗi giờ. Nguồn nguyên liệu rác sẽ được lấy trực tiếp từ rác thải sinh hoạt không phân loại của 9 quận nội thành và 5 huyện (Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn).
Liên quan đến vấn đề rác thải, từ ngày 24 – 27/9, hội thảo đa ngành “Vấn đề rác thải, các tác nhân, không gian hoạt động phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi” diễn ra tại Hà Nội.
Hội thảo này do trường Đại học Kiến trúc Hà Nội kết hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Dự án JEAI Re cycurbs VIET tổ chức.
Mục đích của hội thảo là chia sẻ các kết quả nghiên cứu hoạt động thu gom, tái chế rác thải chính thức và phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi ở Mumbai (Ấn Độ), Surabaya (Indonesia), Ai Cập và đặc biệt là ở Hà Nội.
-> Bỏ tiền tỷ mua nhà nhưng phải bỏ chạy vì... mùi hôi