Chuyên gia chỉ rõ những nguy hiểm rình rập trẻ khi bị bỏ quên trên ô tô

09/08/2019 09:57

MTNN Từ sự việc học sinh lớp 1 tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Quốc tế Gateway, chuyên gia kỹ năng sống cho rằng có 3 nhóm nguy hiểm chính khi trẻ nhỏ bị bỏ lại trên ô tô hay xe buýt đóng kín.

Cùng sự kiện

Từ sự việc học sinh lớp 1 tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Quốc tế Gateway, chuyên gia kỹ năng sống cho rằng có 3 nhóm nguy hiểm chính khi trẻ nhỏ bị bỏ lại trên ô tô hay xe buýt đóng kín.  

Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ việc nam học sinh lớp 1, Trường Quốc tế Gateway (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tử vong vì bị bỏ quên trên xe buýt đưa đón của trường.

Vụ việc thương tâm đã khiến không ít phụ huynh, đặc biệt là cha mẹ có con em đang đến trường hàng ngày bằng phương tiện xe buýt cảm thấy hoang mang, lo lắng.

Tin nhanh - Chuyên gia chỉ rõ những nguy hiểm rình rập trẻ khi bị bỏ quên trên ô tô

Toàn cảnh họp báo về vụ việc diễn ra vào sáng nay.

Từ sự việc này, nhiều câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để trẻ có thể thoát thân khi không may bị bỏ quên trên xe? PV báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe ý kiến của thầy Lương Dũng Nhân, Phó Giám đốc đào tạo huấn luyện trung tâm đào tạo tài năng trẻ châu Á Thái Bình Dương A.T.Y..

Xem thêm >>> Tại sao cháu bé lớp 1 trường Gateway đi học mặc áo đỏ, khi rời xe mặc áo trắng?

Khi biết thông tin vụ việc, thầy Nhân cho rằng đây là một sự việc rất đau lòng và cũng gióng lên cho người lớn một hồi chuông cảnh tỉnh về sự thiếu quan tâm đúng mức tới trẻ.

Thầy Nhân phân tích: “Đầu tiên, nói về những nguy hiểm khi trẻ bị bỏ lại trên ô tô hay xe buýt đóng kín, có thể kể ra 3 nhóm nguy hiểm chính như sau:

Đầu tiên, nguy hiểm do các tác động đến xe: Ví dụ khi xe còn cắm chìa khóa, trẻ có thể thử táy máy dẫn đến xe khởi động và vận động, gây ra các tai nạn. Trong cộng đồng người Việt ở Ba Lan nhiều năm trước đã từng có việc bố mẹ để 2 đứa con trên xe đậu ở dốc và cài thắng tay để vào cửa hàng mua đồ, 2 đứa trẻ hạ thắng tay xuống làm xe lăn xuống dốc và rơi thẳng xuống hồ nước ở cuối dốc, 2 đứa bé đã không qua khỏi.

Thứ hai, nguy cơ ngạt: Điều này dễ diễn ra với xe cá nhân hơn là những xe buýt lớn, khi xe đóng kín hoặc thậm chí khi mở điều hòa ở chế độ tuần hoàn nội bộ, người trong xe hô hấp sẽ làm lượng ôxy giảm dần và Carbonic tăng dần trong khối không khí ấy, đến khi lượng Carbonic đạt khoảng 15% thì người lớn bình thường cũng có thể hôn mê và để lâu sẽ dẫn đến tử vong.

Trẻ con thì giới hạn chịu đựng sẽ không thể cao như vậy. Nhiều bố mẹ nghĩ nếu để xe đứng yên, nổ máy và điều hòa lấy gió từ bên ngoài thì sẽ an toàn hơn, nhưng khi xe đứng tại chỗ, những khí thải do xe tạo ra cũng sẽ được hệ thống lọc khí lấy vào bên trong, tạo ra những nguy cơ còn lớn hơn như ngộ độc Carbon Monoxit.

Thứ ba, nguy cơ sốc nhiệt: Điều này rất dễ diễn ra vào thời điểm mùa hè nắng nhiều như ở nước ta. Ai cũng biết khi xe không hoạt động mà để lâu dưới nắng thì không gian trong xe sẽ tuân theo hiệu ứng nhà kính: Hấp thụ bức xạ nhiệt nhưng không phản hồi lại ra môi trường, điều này làm nhiệt độ bên trong xe có thể tăng lên rất cao chỉ trong 30 phút dưới nắng gắt. Cơ thể trẻ con thì chưa phát triển đầy đủ để tự cân bằng nhiệt tốt như người lớn, nên khi sốc nhiệt xảy ra, trẻ sẽ dễ mất tri giác và nằm lại trong xe một thời gian lâu hơn, dẫn đến tử vong”.

Từ những nguyên nhân nêu trên, thầy Nhân cho hay để giữ an toàn cho trẻ nhỏ, chúng ta cần dạy trẻ tuân theo nguyên tắc tuyệt đối không ở trong xe nếu không có bất kỳ người lớn nào trong đó.

“Về phía người lớn, đặc biệt là những đơn vị vận chuyển trẻ con bằng ô tô, cần tuần thủ chặt chẽ quy trình lên xuống xe và kiểm tra xe sau khi lên xuống. Như trường hợp em bé vừa rồi, lỗi hoàn toàn thuộc về người lớn khi có quá nhiều bộ phận có thể nhận ra sự vắng mặt của em, nhưng lại không phản ứng kịp dẫn đến em kẹt ở trong xe trong một thời gian quá dài. 

Quan trọng hơn, người lớn chúng ta cần dạy trẻ con ngay từ nhỏ phải có thói quen giữ an toàn cho bản thân mình, tránh đưa bản thân vào những tình huống có nguy cơ cao, và nếu lỡ có rơi vào tình huống xấu như vậy, giống như cậu bé bị kẹt trên xe buýt này, thì phải ngay lập tức làm mọi cách để phát tín hiệu cầu cứu ra xung quanh. Ví dụ như tạo tiếng động, vẽ lên các mặt kính xe, tìm những hướng dẫn và dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm luôn có sẵn trên các phương tiện công cộng…

Quan trọng nhất, vẫn là để tâm đến những dấu hiệu bất ổn của trẻ, ví dụ sự trầm lặng hoặc tăng động quá mức… đều là những nguyên nhân khiến trẻ dễ có những hành vi gây nguy hiểm, khi đó người lớn lại càng cần để ý hơn nữa đến những bạn nhỏ này”.  

Tin nhanh - Chuyên gia chỉ rõ những nguy hiểm rình rập trẻ khi bị bỏ quên trên ô tô (Hình 2).

Kỹ sư Lê Văn Tạch cho rằng để quên trẻ trên xe ô tô là điều vô cùng nguy hiểm.

Cũng trao đổi thêm với PV Người Đưa Tin, kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch cho hay, dù có vô tình để quên trẻ trên xe ô tô cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Chúng ta phải hiểu, việc đóng cửa kính khi trẻ vẫn ngủ trên xe khiến trẻ bị thiếu ôxy, dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong. Đặc biệt, khi đang ngủ, trẻ rơi vào trạng thái vô thức khiến khả năng phản ứng bằng không, dẫn tới tình trạng lịm dần và tử vong.

Khi trẻ ngủ trong xe, trẻ có thể bị ngạt do thiếu khí thở, hoặc ngộ độc khí xả. 

Nguyên nhân nữa trẻ có thể bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong, bởi thời tiết nắng hay trời râm thì nhiệt độ ở trong xe ô tô kín bưng cũng luôn cao hơn nhiệt độ bên ngoài rất nhiều.

Trẻ nhỏ ở trong ô tô đỗ dưới trời nắng quá lâu sẽ bị mệt mỏi, kiệt sức, say nóng và sốc nhiệt dẫn tới tử vong.

Kỹ sư Tạch cho biết thêm: “Trẻ nếu bị bỏ quên trên ô tô khi đang ngủ, chỉ sau thời gian ngắn khó thở hoặc nóng quá trẻ sẽ tỉnh dậy. Trong xe lúc này kín mít, không có ai sẽ khiến trẻ sợ hãi, khóc, hét, sức khoẻ lúc này sẽ yếu đi”.

Từ những ý kiến trên, kỹ sư Tạch khuyến cáo các phụ huynh tuyệt đối không để trẻ ngủ trên xe, hoặc để chìa khóa xe ở nơi tầm với của trẻ khiến trẻ tò mò, nghịch mở cửa xe chui vào trong xe khi người lớn không biết, sẽ gặp nguy hiểm.

“Tôi nhấn mạnh, các đơn vị vận tải làm nhiệm vụ đưa đón học sinh tới trường cần lưu ý kiểm tra các ghế ngồi, sàn xe sau khi trả trẻ”, kỹ sư Tạch nói.

Xem thêm clip: Cơ quan chức năng quận Cầu Giấy trả lời báo chí vụ cháu bé tử vong trên xe ô tô:

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Tĩnh công bố nguyên nhân ban đầu ô nhiễm đập Dâng - Ngàn Trươi: 2 cơ quan kiểm tra ra kết luận khác nhau

Tổ công tác UBND tỉnh Hà Tĩnh nhận định, ô nhiễm xuất phát từ lòng hồ Ngàn Trươi. Tuy nhiên, Ban 4 đã phản bác kết luận trên và cho rằng do lượng sắt chảy từ Nhà máy sắt Vũ Quang. Cơ quan chức năng cũng đề nghị bà con yên tâm bởi thực tế chất lượng nước không ảnh hưởng đến tưới tiêu, sinh hoạt.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com