Chuyên gia Bộ Tài nguyên và Môi trường phản bác kịch bản toàn miền Nam ngập vào 2050

01/11/2019 23:15

MTNN Chuyên gia

Chuyên gia Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, thông tin miền Nam nước ta có thể ngập dưới đỉnh triều vào năm 2050 là dựa trên các giả định cực đoan và chưa đủ cơ sở khoa học.

Mới đây, các nhà khoa học của Climate Central (Mỹ) công bố bài báo khoa học về nguy cơ ngập gây ra nước biển dâng tại các đồng bằng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý, nghiên cứu này nhận định, phần lớn diện tích của thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập dưới nước ở đỉnh triều vào năm 2050. 

Trước thông tin này, PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (thuộc Bộ TN-MT) cho rằng, một số vấn đề trong bài báo cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, đặc biệt về mặt số liệu và giả định nghiên cứu.

Số liệu chưa phản ánh đúng thực tế

Theo bà Hương, ưu điểm nổi bật của nghiên cứu là sử dụng số liệu Lidar và mô hình thần kinh nhân tạo nhằm hiệu chỉnh, cập nhật số liệu địa hình STRM DEM.

Tuy nhiên, STRM DEM thường có sai số về độ cao lớn do bao gồm cả các lớp thực vật và nhà cửa. Bài báo đã hiệu chỉnh số liệu theo địa hình ven biển tại Mỹ, sau đó áp dụng cho toàn cầu. 

"Nghiên cứu đã không hiệu chỉnh cho Đồng bằng sông Cửu Long nên số liệu địa hình trong nghiên cứu chưa phản ánh đúng độ cao thực tế của khu vực", bà Hương cho biết. 

Nghiên cứu mới đây của Climate Central (Mỹ) nhận định, miền Nam Việt Nam có thể ngập dưới đỉnh triều vào năm 2050. Đồ họa: New York Times. 

Ngoài ra, các tác giả của nghiên cứu đã sử dụng kịch bản nước biển dâng 2 mét kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập. Đại diện Bộ TN-MT cho rằng, đây là sự chồng chập của hai giả định rất cực đoan, dẫn đến nguy cơ rủi ro rất cao.

Kết quả đưa ra cũng không phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng vì biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ).

Thông điệp cần quan tâm

Nói về việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, bà Hương cho biết, vào năm 2016, Bộ TN-MT đã xây dựng kịch bản mức ngập 2 mét, tỷ lệ ngập tại Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 87,34%. Tuy nhiên, kịch bản này không được đề xuất trong báo cáo đánh giá của ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu nên Bộ TN-MT không cung cấp kịch bản này. 

Hiện, Bộ TN-MT đã hoàn thành giai đoạn tiếp theo của việc đo đạc địa hình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các số liệu được quy chuẩn theo mốc quốc gia về bề mặt khu vực mới nhất.

Bộ TN-MT cho biết, thông tin thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long ngập dưới đỉnh triều năm 2050 là giả định cực đoan. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn. 

Trên cơ sở này, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đã tiến hành xây dựng kịch bản ngập cho tỉnh Bạc Liêu ứng với mực nước biển dâng 1 mét để thử nghiệm so sánh với kịch bản năm 2016.

Kết quả cho thấy, địa hình khu vực không thay đổi nhiều, có nơi diện tích nguy cơ ngập tăng, có nơi lại giảm. Mức ngập trong bản đồ năm 2016 và năm 2019 tương ứng là 48,6% và 49,1%. 

Nhận định thêm về nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, bà Hương cho rằng, bài báo có ý nghĩa về mặt khoa học, tuy nhiên thông tin “vào năm 2050, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long bị xoá sổ” dựa trên các giả định cực đoan và chưa đủ cơ sở. 

"Tuy nhiên, đây cũng là một thông điệp cần quan tâm để xây dựng các phương án quy hoạch. Chính quyền cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh", PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương cho biết. 

Hiện, Bộ TN-MT đang tiến hành cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sớm công bố trong thời gian tới. 

Theo kịch bản của Bộ TN-MT, đến năm 2100, với khả năng nước biển dâng ở mức cao nhất là 1 mét thì khoảng 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng; 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh; 38,9% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập. Trong đó, cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao.
 

Nghiên cứu về các thành phố có nguy cơ xóa sổ do nước biển dâng do Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, thực hiện và được công bố trên chuyên san Nature hôm 29-10.

Trong đó, các tác giả dựa trên chỉ số vệ tinh để tính toán lại độ cao của đất liền và ảnh hưởng của nước biển dâng trong phạm vi lớn. Kết quả cho thấy, đến năm 2050, khu vực sinh sống của khoảng 150 triệu người có thể sẽ bị nước biển nhấn chìm.

Nghiên cứu cho thấy, miền Nam Việt Nam cũng là một trong các khu vực có thể biến mất.

"Hơn 20 triệu người Việt Nam, tức 1/4 dân số, hiện sống trên vùng đất sẽ bị ngập lụt. Phần lớn diện tích của thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ ở dưới nước", Nature nêu trong nghiên cứu. 

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xóa bỏ bếp than tổ ong – việc không thể chần chừ!

(HNMO) - Theo lộ trình, thành phố Hà Nội sẽ loại bỏ việc sản xuất, sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong kinh doanh và sinh hoạt hằng ngày vào năm 2020, nhằm giảm thiểu việc ô nhiễm không khí, tạo khói và bụi độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, để đạt được kết quả theo đúng lộ trình đã đề ra, các cơ quan quản lý cần thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt đi đôi với tuyên truyền, vận động người dân.

Một người mất tích và 12 người bị thương do mưa bão tại Quảng Ngãi

Tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, tính đến 14h ngày 31-10, do ảnh hưởng mưa bão, Quảng Ngãi đã có 1 người mất tích (ông Phạm Văn Nam, ở xã Ba Tô, huyện Ba Tơ); 12 người bị thương (4 người ở huyện Đức Phổ, 3 người ở thành phố Quảng Ngãi, 4 người ở huyện Mộ Đức và 1 người ở huyện Tây Trà).

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com