Cần ưu tiên sản xuất robot hỗ trợ ngành Y tế

31/03/2020 18:15

MTNN (HNM) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng, ngành Khoa học và Công nghệ cần ưu tiên sản xuất robot có chức năng lau chùi phòng ốc và chăm sóc bệnh nhân để hỗ trợ ngành Y tế. Và yêu cầu cao hơn là nghiên cứu robot có thể siêu âm, lấy mẫu dịch họng bệnh nhân, nhằm giảm rủi ro lây nhiễm cho nhân viên y tế.

(HNM) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng, ngành Khoa học và Công nghệ cần ưu tiên sản xuất robot có chức năng lau chùi phòng ốc và chăm sóc bệnh nhân để hỗ trợ ngành Y tế. Và yêu cầu cao hơn là nghiên cứu robot có thể siêu âm, lấy mẫu dịch họng bệnh nhân, nhằm giảm rủi ro lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Hệ thống robot nội soi giúp các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân an toàn và chính xác hơn.

- Với tư cách là Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, ông nghĩ gì về đề xuất sản xuất robot để hỗ trợ ngành Y tế?

- Trước tiên, tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Chúng ta đang sống trong thời chuyển đổi số, đó là bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì thế, robot cần phải trở thành ngành công nghiệp trong tương lai gần của Việt Nam, nhất là robot hỗ trợ cho ngành Y tế. Robot sẽ thay thế cho lao động giản đơn của con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất và tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, chúng ta cần thấy một số khó khăn mang tính khách quan và chủ quan của việc sản xuất robot. Đó là, Việt Nam vẫn đang là nước có thu nhập trung bình thấp, trình độ công nghệ lạc hậu. Đặc biệt, robot ngày nay là thế hệ robot thông minh, bao gồm cả phần cứng, phần mềm và có năng lực tư duy, năng lực kết nối không chỉ giữa các robot với nhau mà cả với con người. Đối với phần mềm thì Việt Nam có tiềm năng, song cái yếu kém nằm ở phần cứng nên đến nay vẫn chưa chủ động được. Chúng ta vẫn phải nhập khẩu toàn bộ robot, kể cả robot công nghiệp và robot dịch vụ.

- Ông đánh giá như thế nào về những ứng dụng tự động hóa ở Việt Nam hiện nay, nhất là trong lĩnh vực y tế?

- Lĩnh vực tự động hóa ở Việt Nam đang ở trình độ thấp và mức độ rất hạn chế, các thiết bị tự động, dây chuyền sản xuất tự động và robot hầu hết đều nhập khẩu. Tôi cho rằng, dù còn khó khăn, nhưng Nhà nước và doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho tự động hóa một số lĩnh vực, trước hết là ngành Y tế.

Đại dịch Covid-19 là dịp để thấy vai trò quan trọng của robot phẫu thuật và robot dịch vụ trong ngành Y tế. Thực tế, chúng ta đủ năng lực để đầu tư và làm chủ lĩnh vực này. Cách đây 7-8 năm, Bệnh viện Nhi trung ương đã đề xuất và Chính phủ đã đầu tư gần 100 tỷ đồng mua robot phẫu thuật khá hiện đại. Khi đó có nhiều ý kiến lo lắng về hiệu quả đầu tư, song thực tiễn cho thấy, các bác sĩ và kỹ thuật viên đã làm chủ được công nghệ, phục vụ tốt cho bệnh nhân. Nhiều bệnh viện cũng đã đầu tư thiết bị y tế hiện đại có trình độ tự động hóa cao, như các máy chụp cắt lớp CT, X-quang di động, thiết bị mổ nội soi…, góp phần nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và chất lượng điều trị. Đặc biệt, robot dịch vụ trong các bệnh viện sẽ giúp giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh, giảm bớt sự vất vả cho đội ngũ y, bác sĩ.

Việt Nam không thiếu các nhà khoa học giỏi về tự động hóa, nhiều công trình nghiên cứu của họ đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học ISI, nhiều người đã được giải thưởng quốc tế, nhưng việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đó vào sản xuất, kinh doanh lại rất hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều, từ hành lang pháp lý, nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, chính sách đối với nhà khoa học và quyền sở hữu trí tuệ đến hệ sinh thái kinh doanh, sự quan tâm của các nhà quản lý, doanh nhân, tâm lý “sính ngoại” của xã hội… Tôi tin rằng, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 52-NQ/TƯ ngày 27-9-2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì Chính phủ sớm có Chương trình hành động, trong đó sẽ giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng ngành robot công nghiệp quốc gia; đồng thời giao Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng một chương trình nghiên cứu trọng điểm về tự động hóa và robot.

- Theo ông, cần làm gì để đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm tự động hóa trong nước và ứng dụng tại các bệnh viện, doanh nghiệp?

- Như trên đã nói, thách thức đầu tiên của Việt Nam là nhận thức của xã hội và cơ quan quản lý. Phải thay đổi tư duy: Tăng trưởng bằng khoa học - công nghệ, chứ không phải bằng khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, phải tìm ra giải pháp hợp lý giữa năng suất lao động và tỷ lệ thất nghiệp, phải huy động nguồn lực xã hội cho đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, bởi nhân lực ngành tự động hóa phải được đào tạo bài bản, công phu và không thể một sớm một chiều có ngay được đội ngũ này.

Thách thức trực tiếp là trình độ công nghệ của các ngành sản xuất còn thấp, nên nhu cầu tự động hóa các dây chuyền sản xuất không bức bách. Một số doanh nghiệp khi đầu tư cho tự động hóa đã nhập khẩu thiết bị và công nghệ nước ngoài, đáp ứng ngay nhu cầu trước mắt, không quan tâm đầu tư cho nghiên cứu hoặc ứng dụng sản phẩm trong nước. Thách thức cuối cùng chính là chưa có ngành công nghiệp tự động hóa nói chung và robot nói riêng.

Khắc phục các thách thức nói trên chính là việc cần làm để đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm trong nước. Ngoài ra, khi Chính phủ có đề án xây dựng ngành robot công nghiệp quốc gia, thì các doanh nghiệp cơ điện tử, nhất là những đơn vị sản xuất thiết bị y tế cần đi tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng tự động hóa và chế tạo robot, tận dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước và kết quả nghiên cứu của các viện, trường. Đồng thời, Nhà nước cần điều chỉnh các chính sách ưu đãi thuế, đất đai và tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất robot, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm theo phương châm “doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên dùng công nghệ Việt Nam”…

- Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 13-4 sẽ xét xử phúc thẩm vụ MobiFone mua AVG

Ngày 30-3, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội cho biết, ngày 13-4, Tòa sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Tổng công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 4 ngày (từ 13 đến 16-4).

Hướng dẫn xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19

(HNMO) - Ngày 30-3, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh.

Khởi tố gã tống tiền người yêu bằng clip "nóng"

(HNMO) - Chiều 30-3, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố đối tượng Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1995, trú tại xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) về tội cưỡng đoạt tài sản.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com