Bếp cải tiến - Giải pháp “xanh” thay thế bếp than tổ ong

16/12/2019 14:01

MTNN (HNMO) - Các loại bếp cải tiến với hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế phát thải khí, bụi mịn là lựa chọn phù hợp để thay thế bếp than tổ ong, giúp giảm dần và tiến tới xóa bỏ thói quen sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố Hà Nội vào thời gian tới.

(HNMO) - Các loại bếp cải tiến với hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế phát thải khí, bụi mịn là lựa chọn phù hợp để thay thế bếp than tổ ong, giúp giảm dần và tiến tới xóa bỏ thói quen sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố Hà Nội vào thời gian tới.

Những hiểm họa khó lường

Theo khảo sát của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, các chỉ tiêu về bụi mịn PM2.5, khí CO, CO2, SO2 ở Hà Nội đang ở mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí ở Thủ đô là do bếp than tổ ong.

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, một ngày trung bình thành phố Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ người dân mắc bệnh hô hấp và tim mạch tại các hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong cao gấp 7-8 lần so với các hộ không sử dụng.

“Khi đốt than tổ ong sẽ phát sinh ra bụi (trong đó có bụi mịn PM2.5) và khí, hơi thải khác (CO2, CO, SO2, PAHs…). Những độc tố này không làm người sử dụng phát bệnh ngay lập tức mà sau thời gian dài mới phát bệnh. Đặc biệt, quá trình đốt than trong không gian kín (trong nhà) sẽ khiến người đun gặp nguy cơ rủi ro sức khỏe do hít phải khí CO và bụi PM2.5 cao hơn khi đốt than ở ngoài trời. Nguy cơ rủi ro ung thư khi phơi nhiễm với PM2.5 rất cao”, bà Thanh Chi nêu.

Sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Bà Nguyễn Thị Oanh, chủ một quán phở trên phố Thọ Xương (quận Hoàn Kiếm) cho biết, đã được phổ biến về kế hoạch xóa bỏ bếp than tổ ong của thành phố và sẽ dùng nguyên liệu thay thế theo đúng chủ trương vì tốt cho sức khỏe. Bà Oanh cũng thừa nhận, khí than bốc lên rất khó thở, bà thường xuyên bị viêm đường hô hấp vì phải hít khói bụi trong thời gian dài.

Bà Lê Thị Thu (Ngõ Huyện, quận Hoàn Kiếm), kinh doanh hàng quà ở vỉa hè Hà Nội từ gần 20 năm nay, mặc dù chưa đi khám xem mức độ sức khỏe bị ảnh hưởng đến đâu, nhưng việc hít khí than từ bếp than tổ ong hằng ngày khiến bà luôn cảm thấy tức ngực, nhiều lúc ho sặc sụa... Bà rất ủng hộ việc không dùng bếp than tổ ong trong đun nấu.

Bếp cải tiến - Giải pháp “xanh” thay thế

Trước những tác hại mà bếp than tổ ong gây ra cho sức khỏe con người và môi trường, giải pháp hữu hiệu chính là việc thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp đun sạch, bếp cải tiến thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.

Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như: Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Live & Learn (Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và Cộng đồng), Greenhub (Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh)... triển khai các giải pháp hỗ trợ nghiên cứu, cải thiện chất lượng bếp cải tiến cho các nhà cung cấp và trợ giá cho người dân.

Ông Hoàng Thanh Hà, cố vấn năng lượng của SNV cho biết: “Có rất nhiều loại bếp cải tiến phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền và mục đích sử dụng của từng hộ gia đình. Riêng đối với Hà Nội, tại các khu vực ngoại thành, các loại bếp khí hóa sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, trấu là một mũi tên trúng hai đích, khi vừa hạn chế được tình trạng đốt bỏ phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, vừa cung cấp nhiên liệu để phục vụ nhu cầu đun nấu hằng ngày của người dân. Còn trong khu vực nội thành, các loại bếp viên nén bằng vỏ bào, mùn cưa... sẽ có tính ứng dụng cao”.

Ông Hoàng Thanh Hà kiểm nghiệm bếp trong phòng thí nghiệm.

Ông Hà phân tích, các loại bếp đun sạch, bếp cải tiến như bếp khí hóa hay bếp viên nén... đều có hiệu suất cao, trong khi lượng phát thải khí CO, bụi mịn lại thấp hơn nhiều so với các loại bếp truyền thống, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường.

Theo kết quả kiểm nghiệm của SNV, mỗi giờ, bếp khí hóa trấu tiêu thụ khoảng 1,5 kg nhiên liệu, còn đối với bếp viên nén, con số này vào khoảng 0,7 kg nhiên liệu, với hiệu suất tiêu thụ năng lượng đạt 30-40%, cao hơn 20% so với bếp truyền thống. Đáng chú ý, lượng phát thải bụi mịn của một số loại bếp cải tiến có thể giảm được tới 80-90% so với bếp truyền thống.

                                                   Video thử nghiệm bếp khí hóa trấu tại Quảng Bình.

Tiến sĩ Lê Đức Dũng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc thay thế bếp than tổ ong bằng các loại bếp cải tiến, thân thiện với môi trường là một lựa chọn đúng đắn.

“Việc sử dụng các loại bếp cải tiến dùng nhiên liệu tái tạo thay thế cho bếp nhiên liệu hóa thạch là xu hướng được khuyến khích trên toàn thế giới”, ông Dũng khẳng định.

Về mặt chi phí, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc công ty sản xuất bếp Thế Hệ Xanh, giá thành mỗi chiếc bếp cải tiến trên thị trường hiện nay từ 200.000 đến 400.000 đồng, tùy loại. Về nhiên liệu, đối với một số loại bếp, người dân có thể sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như trấu, vỏ lạc, lõi ngô... để đun nấu nên không mất chi phí. Riêng đối với bếp viên nén, người dân có thể mua viên nén với giá thành khoảng 3.000-4.000 đồng/kg, chưa bao gồm phí vận chuyển.

Những giải pháp thiết thực

Tiến sĩ Lê Đức Dũng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, để các loại bếp đun sạch, bếp cải tiến được sử dụng rộng rãi hơn trong cộng đồng, thành phố Hà Nội cần thực hiện các chương trình nghiên cứu, đánh giá bài bản để lựa chọn các loại bếp phù hợp về chất lượng, giá thành và mạng lưới cung ứng.

Cùng quan điểm này, ông Hoàng Thanh Hà, cố vấn năng lượng của SNV khuyến nghị, để tiến tới xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong, ngoài công tác tuyên truyền, hỗ trợ nhà sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, thành phố cần mở rộng mạng lưới cung ứng nhiên liệu, tạo sự thuận tiện cho người dân.

“Tại một số quốc gia đã áp dụng các mô hình bếp cải tiến, viên nén nhiên liệu được phân phối tại các trạm xăng với mạng lưới rộng khắp nên người dân có thể mua rất thuận tiện, dễ dàng”, ông Hà cho biết.

Các hội thảo giới thiệu về bếp cải tiến với sự góp mặt của các chuyên gia môi trường
đã thu hút được sự quan tâm của người dân.

Từ năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã triển khai thí điểm sử dụng bếp và nhiên liệu thân thiện với môi trường tại 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, chủ yếu tập trung vào đối tượng là các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống; hộ nấu ăn tại gia đình; quán bán nước; chăn nuôi...

Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm, từ năm 2018, quận đã chọn thí điểm tại 4 phường: Phúc Tân, Chương Dương, Hàng Trống, Trần Hưng Đạo, tổ chức các chương trình: Phát tờ rơi, thăm khám sức khỏe cho hơn 200 hộ dân; tổ chức các chương trình bếp đổi bếp…

Các bếp than cũ bị đập bỏ hoặc làm thành các chậu hoa đặt tại các trường học để học sinh nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Theo thống kê, đến nay, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm còn 784 bếp, giảm được 1.741 bếp so với năm 2018.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, sau quá trình thí điểm, người dân phản hồi việc sử dụng bếp viên nén còn có một số nhược điểm như gây đen nồi, phải sử dụng quạt điện kèm theo... nên quận vẫn đang tiến hành vận động đổi bếp gas miễn phí cho người dân, đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tiếp tục trợ giá cho bếp cải tiến trong năm 2020.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Đông, thời gian qua, Sở đã có nhiều giải pháp tích cực khiến số lượng bếp than trên toàn thành phố giảm đáng kể. Tính đến tháng 10-2019, số bếp toàn thành phố giảm 59,8% so với năm 2017, xuống còn 22.111 bếp.

Ông Nguyễn Trọng Đông cho biết thêm, thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý các trường hợp cố ý vi phạm, tái diễn tình trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng than và bếp than tổ ong; tổ chức kết nối, thiết lập mạng lưới các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối các loại bếp, vận động ban quản lý các tòa nhà, chợ, bếp ăn tập thể, trường học… tham gia ký cam kết không sử dụng bếp than tổ ong và than tổ ong, bảo đảm hoàn thành kế hoạch xóa bỏ bếp than tổ ong trước ngày 31-12-2020.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tháo “điểm nghẽn” cho năng lượng tái tạo

(HNM) - Sự phát triển quá nhanh của các dự án điện tái tạo khiến lưới điện đầu tư không theo kịp, nhiều nhà máy phải giảm phát công suất. Để giải quyết “điểm nghẽn” này, cần có một quy hoạch chất lượng cùng những cơ chế phù hợp thu hút vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp tư nhân.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com