Trái đất hút hàng chục tấn bụi từ vũ trụ mỗi ngày, vậy phải chăng hành tinh xanh đang ngày càng nặng hơn?
Câu trả lời là không. Hãy cùng tìm hiểu lý do.
Thảm thực vật mục nát đổ khắp hành tinh, nhưng không phải nơi nào cũng như nhau. Gió, mưa làm đất xói mòn theo thời gian. Kể cả lá, các thảm thực vật tích tụ (than bùn, châu thổ) cũng không làm Trái đất nặng lên.
Tiếp theo, cây xanh được hình thành từ không khí và nước. Nước đến từ mưa và mặt đất. Cacbonic là khí có trong tự nhiên, chúng được cây xanh hấp thụ, kết hợp với nước và ánh sáng để quang hợp tạo ra cacbohydrat.
Không có quá trình nào trong số này làm thay đổi kích cỡ Trái đất. Vật chất không xuất hiện hay biến mất, chúng đang di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Tuy nhiên, khối lượng Trái đất không hoàn toàn giữ nguyên. Không gian xung quanh bầu khí quyển có rất nhiều bụi, chúng là mảnh vụn từ những tiểu hành tinh, đuôi sao chổi và ion hóa bay ra từ Mặt trời. Khi hành tinh của chúng ta bay qua lớp bụi đó, trọng lực sẽ hút chúng.
Sau khi bị hút, các hạt bụi bay vào khí quyển, lơ lửng trước khi nằm lại trên bề mặt Trái đất. Mỗi ngày, Trái đất tiếp nhận khoảng 43 tấn bụi từ hành tinh khác, đôi khi là những khối thiên thạch lớn. Chúng bám lên mọi thứ, kể cả quần áo của bạn.
Tuy nhiên, con số 43 tấn chẳng là gì so với khối lượng của Trái đất (5.972,2x10^17 tấn).
Hơn nữa, dù tiếp nhận bụi không gian mỗi ngày, Trái đất thực sự đang giảm khối lượng do rò rỉ khí quyển. Trọng lực giữ không khí xung quanh Trái đất, song những loại khí nhẹ hơn như hydro, heli liên tục bị bay ra ngoài.
Thất thoát khí cũng đủ khiến trọng lượng Trái đất giảm hàng trăm tấn mỗi ngày, nhiều hơn đáng kể so với khối lượng thu nạp từ bụi. Do đó, có thể xem khối lượng Trái đất đang ngày càng nhẹ hơn.
Vậy thì khi nào khối lượng Trái đất mới bằng 0? Đừng lo bởi với tốc độ hiện tại, phải mất hàng triệu tỷ năm để hành tinh của chúng ta bốc hơi, lâu hơn hàng triệu lần so với tuổi thọ dự kiến của Mặt trời.