‘Hồi sinh’ các rạn san hô ngoài khơi bờ biển UAE

20/07/2020 10:15

MTNN

Moitruong.net.vn

– Một nhóm thợ lặn thuộc trung tâm Fujairah Adventure đã tiến hành trồng san hô với hy vọng sẽ cải thiện môi trường đại dương đang bị suy thoái.

Ngoài khơi bờ biển phía Đông của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), các thợ lặn và tình nguyện viên đã trồng hơn 9.000 rạn san hô nhân tạo trên khoảng 600m2 trong năm qua. Trong vòng 5 năm tới, các tình nguyện viên hy vọng sẽ trồng được 1,5 triệu rạn san hô nhân tạo, bao phủ 300.000m2.

San hô phát triển sau khi được cấy ghép gần cảng Dibba ở Fujairah, UAE. (Ảnh: Reuters)

Thợ lặn Saeed al-Maamari – một trong những tình nguyện viên tích cực của chương trình cho biết, san hô nhân tạo là mảnh đất màu mỡ, rất phù hợp cho các rạn san hô phát triển, lan rộng, góp phần cải thiện môi trường đại dương.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các rạn san hô tự nhiên phát triển qua hàng ngàn năm rất quan trọng đối với sự sống còn của nhiều loài sinh vật biển, đồng thời đóng vai trò là hàng rào chống lại sóng có thể giúp giảm xói mòn.

Tuy nhiên, các rạn san hô của UAE đã bị suy thoái đáng kể trong hai thập kỷ qua, chủ yếu là do biến đổi khí hậu và cải tạo đất.

San hô nhân tạo có thể giúp khôi phục các rạn san hô tự nhiên đồng thời trở thành môi trường sống cho sinh vật biển, giúp chống lại quá trình tẩy trắng san hô và suy thoái khác do biến đổi khí hậu.

San hô phát triển là một quá trình chậm chạp, vì vậy hiện tại các thợ lặn dùng cách lấy san hô từ các rạn san hô gần đó, cắt thành từng mảnh và trồng lại để tạo ra nhiều rạn san hô khác.

Dự án của Trung tâm Fujairah có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với chuyên môn kỹ thuật do Bộ Biến đổi Khí hậu và Môi trường UAE cung cấp đào tạo cho thợ lặn.

Các quan chức chính phủ hy vọng dự án về rạn san hô này sẽ giúp phát triển các ngành du lịch và thủy sản của đất nước.

Ngoài việc giúp ích cho đời sống biển, các rạn san hô còn là một điểm thu hút rất lớn đối với các khách du lịch, thợ lặn và nhà khoa học. Việc khôi phục san hô sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đời sống biển và môi trường.

Tuy nhiên, sẽ phải mất từ 10 – 15 năm cho đến khi các rạn san hô này bắt đầu phát triển tự nhiên, nhà sinh vật biển John Burt cho biết.

Mai Anh (T/h)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tăng cường nhân lực, thiết bị giải tỏa rác tồn đọng

(HNMO) - Sáng 19-7, thông tin nhanh về tình hình vận chuyển rác thải tồn đọng sau sự cố người dân chặn xe vận chuyển rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Từ 14h ngày 17 đến 6h ngày 19-7, Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn đã tiếp nhận 12.072 tấn rác thải từ các quận, huyện chuyển về.

Thêm 2 quận hoàn tất giải tỏa rác tồn đọng

(HNMO) - Tối 19-7, thông tin nhanh về tình hình vận chuyển rác thải tồn đọng sau sự cố người dân chặn xe vận chuyển rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ 14h ngày 17 đến 18h ngày 19-7, Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn đã tiếp nhận 17.204 tấn rác thải từ các quận, huyện chuyển về.

Những đại sứ môi trường nhí làm đồ tái chế

(HNMO) - Ngày 18-7, thành viên của nhóm Dũng sĩ tái chế (gồm các bạn trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu thích tái chế) phối hợp với nhóm Cộng đồng xanh đã tổ chức sự kiện tuyên truyền cho các em nhỏ kiến thức bảo vệ môi trường, dạy làm đồ tái chế từ chai nhựa, vỏ mì tôm…

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com