3 trọng tâm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

28/05/2025 08:03

MTNN Để thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu 3 nội dung trọng tâm, tùy tình hình thực tế đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, các địa phương quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2025 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa”, nhằm kêu gọi cộng đồng toàn cầu hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa - một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm (2023-2025) chủ đề này được lựa chọn, thể hiện rõ tính ưu tiên toàn cầu trong kiểm soát ô nhiễm nhựa, đồng thời tái khẳng định cam kết sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao khả năng thích ứng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Theo báo cáo của UNEP, mỗi năm thế giới sản xuất khoảng 430 triệu tấn nhựa, phần lớn là sản phẩm dùng một lần, gây ô nhiễm đại dương và ảnh hưởng hệ sinh thái, sức khỏe con người.. Tại Việt Nam, ước tính phát sinh khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhưng chỉ khoảng 27% được tái chế, nhưng chỉ 27% được tái chế, phần còn lại gây lãng phí và rủi ro môi trường.

Tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vùng nông thôn. Ảnh minh họa.

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, chương trình, chiến lược quan trọng nhằm tăng cường quản lý chất thải nhựa và giảm thiểu ô nhiễm nhựa, điển hình như: Luật Bảo vệ môi trường nâm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành với quy định cụ thể về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa, tăng cường nghiên cứu khoa học, triển khai mô hình hợp tác công - tư trong quản lý rác thải nhựa hướng tới kinh tế tuần hoàn; tích cực tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa (INC) và nhiều sáng kiến quốc tế khác.

Để hiện thực hóa các cam kết môi trường, việc triển khai đồng bộ các Nghị quyết chiến lược của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là nền tảng định hướng cho hành động cụ thể, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, sự gắn kết giữa chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm 2025 với việc thực thi hiệu quả 04 Nghị quyết trọng điểm (1) về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ trong quản lý chất thải, phát triển vật liệu thay thế nhựa và tối ưu hóa hệ thống tái chế; (2) về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, mở ra cơ hội tiếp cận tri thức, công nghệ và nguồn lực toàn cầu, đồng thời củng cố vai trò chủ động của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác môi trường khu vực và quốc tế; (3) về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặt nền móng cho một khung pháp lý minh bạch, hiệu lực nhằm kiểm soát ô nhiễm, xử lý nghiêm vi phạm, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong sản xuất và tiêu dùng nhựa; (4) về phát triển kinh tế tư nhân, tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh xanh, đầu tư vào công nghiệp tái chế và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần thúc đẩy chuyển biến thực chất trong kiểm soát ô nhiễm nhựa.

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương; UBND các địa phương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và chủ động tổ chức các hoạt động thiết thực, cụ thể. 

1 - Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện đổi mới toàn diện cả về nội dung và phương thức tuyên truyền theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ, bảo đảm tính đồng bộ và gắn kết chặt chẽ với việc thực thi các Nghị quyết chiến lược của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Lấy truyền thông chính sách làm đòn bẩy thúc đẩy thực thi pháp luật, thay đổi hành vi và tạo chuyển biến rõ nét trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa.

Đa dạng hóa hình thức truyền thông, kết hợp hài hòa giữa phương thức truyền thống và hiện đại (infographic, video ngắn, mạng xã hội, nền tảng số). Xây dựng bộ sản phẩm truyền thông trọng điểm, thiết kế sáng tạo, phù hợp với từng nhóm đối tượng (người dân, doanh nghiệp, thanh niên, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức...) bảo đảm tính trực quan, dễ hiểu, dễ áp dụng. Phát huy vai trò chủ lực của hệ thống báo chí, phát thanh - truyền hình, nền tảng số; tăng thời lượng và tần suất tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa, tiêu dùng xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn, định hình lối sống xanh - hành vi tiêu dùng có trách nhiệm.

Khuyến khích sự tham gia chủ động của mạng lưới chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư từ Trung ương đến địa phương. Lồng ghép truyền thông với hành động thực tiễn, tạo tính lan tỏa, thu hút sự tham gia của người dân và xã hội. Tổ chức các hội thảo chuyên đề, diễn đàn, khóa đào tạo, tập huấn, chú trọng kỹ năng truyền thông chính sách, truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông định hướng hành động, gắn với biểu dương, nhân rộng mô hình, sáng kiến hiệu quả. Thiết lập cơ chế khen thưởng, truyền thông vinh danh tập thể, cá nhân có sáng kiến tiêu biểu, đóng góp tích cực trong bảo vệ môi trường, xử lý chất thải nhựa, tiêu dùng xanh, đổi mới công nghệ… nhằm tạo động lực, lan tỏa giá trị tích cực trong xã hội.

Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các đối tác để tranh thủ nguồn lực kỹ thuật, tài chính và công nghệ, hỗ trợ triển khai các sáng kiến liên vùng, liên quốc gia, nâng cao năng lực truyền thông môi trường hiện đại… Mục tiêu xuyên suốt là Nâng cao nhận thức - Thay đổi hành vi - Thúc đẩy hành động hướng tới lối sống xanh, tiêu dùng bền vững, góp phần kiểm soát ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường, thực hiện các cam kết khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

2 - Hoàn thiện chính sách, thúc đẩy sản xuất và tái chế chất thải theo hướng thân thiện môi trường. Tiếp tục hoàn thiện và ban hành đồng bộ các quy định, cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế cho sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy; hỗ trợ phân loại - thu gom - tái chế chất thải hiệu quả, đặc biệt là chất thải nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn; chú trọng xây dựng cơ chế tài chính - thị trường - trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ tái chế hiện đại, có hiệu suất cao, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu rủi ro môi trường và tạo giá trị gia tăng từ chất thải. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thu gom, phân loại, tái chế chất thải phù hợp với đặc điểm từng địa phương, bảo đảm kết nối chuỗi xử lý khép kín, góp phần hình thành thị trường tái chế chất thải bền vững.

Ưu tiên áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp - chăn nuôi, nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa, nhất là từ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tấm lót chuồng trại và vật tư nông nghiệp khác. Thúc đẩy thực hiện phân loại rác tại nguồn, kết nối với hệ thống tái chế; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và thể chế cho chính quyền cơ sở trong triển khai.   Hỗ trợ xây dựng các công trình bảo vệ môi trường vì lợi ích cộng đồng, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, đô thị xanh, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển, miền núi, vùng đồng bằng dễ bị tổn thương.

Tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vùng nông thôn. Ảnh minh họa.

3 - Tổ chức Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 (từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6/2025) gắn với chiến dịch toàn quốc “Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa - Lan toả lối sống xanh”. Trên cơ sở tình hình thực tiễn và chỉ đạo của Trung ương, triển khai Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6/2025, với trọng tâm là Chiến dịch toàn quốc “Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa - Lan tỏa lối sống xanh”, nhằm huy động toàn xã hội tham gia các hoạt động thiết thực, đa dạng và lan tỏa sâu rộng.

Nội dung trọng tâm: Tổ chức lễ phát động, mít tinh và diễn đàn cộng đồng/diễn đàn thanh niên về bảo vệ môi trường, lồng ghép triển lãm sản phẩm tái chế, mô hình kinh tế tuần hoàn, giải pháp công nghệ xanh; tổ chức đối thoại chính sách giữa người dân - doanh nghiệp - cơ quan quản lý về giải pháp giảm ô nhiễm nhựa. Ra quân đồng loạt thực hiện vệ sinh môi trường, thu gom và phân loại rác thải nhựa tại nguồn ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, trường học, cơ quan, ven biển, bãi bồi, sông hồ.

Tổ chức Ngày “Không nhựa sử dụng một lần”, hướng tới thay đổi hành vi tiêu dùng; khuyến khích áp dụng mô hình “Không nhựa” tại siêu thị, chợ dân sinh, nhà hàng, cơ quan công sở, trường học. Tăng cường sử dụng sản phẩm, bao bì thân thiện môi trường, hỗ trợ và tôn vinh các doanh nghiệp - tổ chức tiên phong trong chuyển đổi bao bì xanh, dịch vụ xanh. Khuyến khích nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng chế phẩm sinh học, công nghệ xanh, hạn chế bao bì nhựa và ni lông khó phân hủy, góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn.

Phát động các mô hình cộng đồng thu hồi - tái chế - tái sử dụng nhựa dùng một lần, gắn với hệ thống bán lẻ, du lịch, trường học, cơ quan và địa phương; lựa chọn mô hình tiêu biểu để tổng kết - biểu dương - nhân rộng. Triển khai hoạt động truyền thông trực quan, đồng loạt treo pano, băng rôn, áp phích tại các trục đường chính, nơi công cộng, cơ quan, trường học, trung tâm thương mại, khu dân cư..., với thông điệp hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 2025; khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, thân thiện môi trường trong thiết kế sản phẩm truyền thông.

Tất cả các hoạt động cần bảo đảm tính hệ thống - sáng tạo - hiệu quả - gắn với quy định pháp luật hiện hành và mục tiêu thay đổi hành vi bền vững, từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền các cấp và từng cá nhân trong giảm thiểu ô nhiễm nhựa, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kiến tạo lối sống xanh.

 

PHẠM DUNG

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/3-trong-tam-huong-ung-ngay-moi-truong-the-gioi-va-thang-hanh-dong-vi-moi-truong.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cao điểm chống buôn lậu, hàng giả: 'Siết' các mặt hàng thiết yếu như sữa, thuốc, mỹ phẩm

Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra hoạt động sản xuất, lấy mẫu kiểm nghiệm 2 sản phẩm do "Ngân Collagen" quảng cáo

Sáng nay (26/5) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã có văn bản gửi Sở An toàn thực phẩm TP HCM và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc khẩn trương kiểm tra, xác minh hoạt động sản xuất, lấy mẫu kiểm nghiệm một số sản phẩm do "Ngân Collagen" quảng cáo.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com