Lễ hội ánh sáng bậc nhất thế giới mang nhiều rủi ro cho sức khỏe cộng đồng
Diwali là lễ hội truyền thống quan trọng và lớn nhất Ấn Độ (tương tự như Tết Nguyên đán tại nước ta) (Ảnh: Shutterstock)
Diwali còn có một tên gọi khác là “Lễ hội ánh sáng” bởi phong tục thắp đèn đàu bấc vải (gọi là dipa) để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của các thiện trước cái ác, áng sáng trước bóng đêm.
Mặc dù ánh sáng là một phần không thể thiếu trong ngày lễ trọng đại này, việc đốt hàng triệu pháo sáng đã khiến thủ đô Delhi chịu tình trạng ô nhiễm không khí gấp 66 lần ngưỡng an toàn (Ảnh: scroll.in)
Vào buổi sáng ngày sau ngày lễ truyền thống, cả thủ đô Delhi bị bao trùm bởi khói bụi độc hại, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt pháo hoa, pháo nổ và pháo sáng (Ảnh: freenewimages.com)
Chính quyền thủ đô Delhi cho biết mật độ các chất ô nhiễm đã dày đặc đến mức có thể phá vỡ đề kháng tự nhiên của cơ thể, đạt ngưỡng 1.665 tại khu vục trung tâm là Anand Vihar, trong khi giới hạn an toàn cho các chất gây ô nhiễm của WHO chỉ cho phép ở ngưỡng 25.
Các hình ảnh chụp khắp các khu vực thuộc thủ đô Delhi cho thấy nơi này bị che phủ bởi những đám mây mù dày đặc, chúng gần như “nhấn chìm” mọi di tích nổi tiếng nhất thành phố và cản trở giao thông nghiêm trọng (Ảnh: The Straits Times)
Các quan chức y tế cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây đau đầu và khó thở trong thời gian ngắn. Nghiêm trọng hơn, các biểu hiện trên có thể dẫn đến bệnh tim, bệnh hô hấp mãn tính, ung thư phổi, suy giảm nhận thức và béo phì trong thời gian dài
Cất chấp những nỗ lực của tòa án tối cao Ấn Độ nhằm hạn chế sử dụng các loại pháo sáng, pháo nổ trong mùa lễ hội, việc người dân trải qua lễ hội truyền thống trong sương mù độc hại đã trở thành một phần của lễ hội Diwali hàng năm không chỉ riêng tại Delhi, mà còn ở các thành phố khác của Ấn Độ.
Năm ngoái, tòa án nước này đã ban hành lệnh cấm sử dụng pháo như môt phép thử. Năm nay, tòa án hạn chế việc đốt pháo gói gọn trong 2 giờ đồng hồ, đồng thời chỉ cho phép đốt “pháo xanh”- loại pháo được cho là phát ra ít tiếng ồn và ít độc hại hơn.
Trong cả hai năm 2017 và 2018, mặc cho sự cấm đoán của chính phủ, cư dân thủ đô Delhi vẫn “âm thầm” đốt pháo. Một nhóm nghiên cứu có tên “Phát thải đô thị” ước tính người dân Ấn Độ đã đốt khoảng 5 triệu kg pháo hoa cho mùa lễ năm 2018, y hệt như số lượng ước tính vào năm 2017.
=> Khám phá lễ hội đèn lồng “đẹp nao lòng” du khách đến Thái Lan
Lễ hội áng sáng lớn nhất Ấn Độ liệu có đang hủy hoại sức khỏe người dân nước này? (Theo Phenomenal Travel Videos)