Hiểu biết về caffeine có trong trà xanh
Lá chè càng non, càng chứa nhiều caffeine. Phần giá trị nhất của chè xanh là búp chè cùng lớp lá liền kề, chúng chứa những gì tinh tuý nhất của lá trà nhưng cũng là phần chứa nhiều caffeine nhất.
Phần búp chè ngoài việc chứa nhiều caffeine, chúng còn chứa rất nhiều catechin và threanine.
Màu sắc không phải là yếu tố quyết định đến lượng caffeine có trong chè xanh. Ví dụ như: Gyokuro – một loại chè cao cấp của Nhật Bản, tuy màu nhạt hơn nhưng lại chứa lượng caffeine nhiều hơn các loại trà đậm màu như Lapsang Souchong.
Trung bình có khoảng 30 mg caffeine trong 250 ml chè xanh, vậy mỗi ngày bạn được đề xuất uống khoảng 60 mg caffeine (ít hơn rất nhiều so với lượng quy định 300 mg).
Phát hiện ra một loài cây có thể thay thế chè, không chứa caffeine
Loài cây mà nhóm khoa học do giáo sư Liang Chen phụ trách đã tìm thấy ở một số làng mạc phía Nam tỉnh Phúc Kiến thuộc khu vực miền núi hẻo lánh ở độ cao 700-1.000m. Nó thuộc chi trà Camellia như cây chè.
Dân làng thường hãm lá hongyacha để điều trị cảm lạnh và đau bụng. Khi Liang Chen và các cộng sự nghiên cứu thành phần hóa học của lá và chồi hongyacha bằng cách sử dụng sắc ký, họ phát hiện ra rằng chúng chứa một số chất hữu ích và hongyacha thực tế không có caffeine.
Cây Hongyacha thuộc chi trà Camellia như cây chè - (Ảnh: Ji- Qiang Jin et al).
Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã mô tả một cây cùng loài là cây Camellia ptilophylla, cũng có chứa theobromine, nhưng không chứa caffeine. Nhưng cây hongyacha khác biệt đáng kể với nó.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, nhờ hongyacha không có caffeine nhưng lại có một số hợp chất hữu ích nên nó có thể là một đồ thuốc phổ biến mới.
-> Nên làm gì khi ngồi trong ô tô để không bị sét đánh lúc trời mưa?
Chè xanh - Thần dược quý làng quê Việt (nguồn: VTC)