Theo kết quả được nêu trong một nghiên cứu chung của The Guardian và Viện trách nhiệm khí hậu (Climate Accountability Institute), 20 công ty lớn trên thế giới chịu trách nhiệm cho 35% tổng lượng khí thải carbon vào khí quyển từ năm 1965 đến năm 2017.
Theo The Guardian, các tác giả của công trình nghiên cứu đã ước tính lượng nhiên liệu hóa thạch mà các công ty khai thác từ Trái đất trong 52 năm qua và lượng carbon dioxide đi vào khí quyển - hậu quả của quá trình đốt cháy dầu, khí đốt và than.
12 trong số 20 công ty trong bảng xếp hạng do nhà nước kiểm soát. Chúng chịu trách nhiệm cho 20% lượng khí thải CO2 trong khoảng thời gian trên. 15% lượng khí thải còn lại là do các công ty tư nhân.
Saudi Aramco (Ả Rập Saudi) đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách các công ty với hoạt động khai thác liên tục trữ lượng dầu, khí đốt và than của thế giới liên quan trực tiếp đến hơn 1/3 lượng khí thải nhà kính trong thời kỳ hiện đại. Trong 52 năm qua, 59,26 tỉ tấn CO2 đã được thải vào khí quyển do các hoạt động của công ty Saudi Aramco.
Chevron (Mỹ, 43,35 tỉ tấn) đứng thứ hai trong danh sách, tiếp theo là Gazprom (Nga, 43,23 tỉ tấn) cách biệt một tỷ lệ nhỏ. Top 5 cũng bao gồm các công ty ExxonMobil và National Iranian Oil Co.
Toàn bộ danh sách các công ty trên như sau (đơn vị tính tỉ tấn) :
- National Iranian Oil Co (35,66)
- Royal Dutch Shell (31,95)
- Petróeos de Venezuela (15,75)
- Abu Dhabi National Oil Co (13,84)
- Kuwait Petroleum Corp (13,48)
- Iraq National Oil Co (12,60)
Vào đầu năm 2019, nồng độ carbon dioxide là 410 CO₂ ppm ( parts per million - một phần triệu). Chỉ số này không ngừng tăng lên - các nhà nghiên cứu tính toán rằng nếu mức phát thải CO₂ vẫn ở mức 37 triệu tấn mỗi năm, thì đến đầu thế kỷ XXII, nồng độ sẽ tăng lên 1.200 ppm.
Sự gia tăng tỷ lệ carbon dioxide trong khí quyển khiến các nhà khoa học lo ngại vì đặc tính hấp thụ nhiệt của nó. Trái đất và đại dương trên hành tinh hấp thụ và giải phóng nhiệt và nhiệt bị các phân tử carbon dioxide giữ lại. Sự gia tăng nồng độ khí nhà kính dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt hành tinh.
Sự gia tăng gấp 3 lần nồng độ carbon dioxide trong khí quyển - lên tới 1.300 phần CO₂ trên một triệu - có thể dẫn đến sự biến mất của lớp mây tích trên đại dương. Theo NASA, sự kiện này có thể xảy ra vào thế kỷ XXII, sẽ dẫn đến việc làm nóng đại dương thêm 8°C.
Vũ Trung Hương