Theo The Guardian, các nhà khoa học đã liên kết trực tiếp các sự kiện đó với nhau và cố gắng dự đoán mức độ a xít hóa, có thể xảy ra trong tương lai, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự sống của của các loài động vật biển. Một trong những tác động chính của biến đổi khí hậu là các đại dương bị oxy hóa do chúng hấp thụ khí thải carbon từ việc đốt than, dầu và khí đốt. Họ cho rằng những công trình nghiên cứu gần đây là một cảnh báo rằng nhân loại có nguy cơ phải đối mặt với thảm họa sinh thái tiềm tàng liên quan đến các đại dương.
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã phân tích những mảnh vỏ sò nhỏ trong trầm tích hình thành ngay sau khi một thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất, tiêu diệt loài khủng long và 3/4 các loài sinh vật biển. Phân tích hóa học cho thấy sự giảm 0,25 độ pH ở các đại dương trong suốt một thế kỷ. Tuy nhiên, ngay cả tỷ lệ như vậy cũng có thể dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của động vật.
Phải mất vài triệu năm để khôi phục môi trường trước khi chu trình carbon đạt đến trạng thái cân bằng và các sinh vật biển có vỏ (bao gồm các loài nhuyễn thể có vỏ, giáp xác và da gai) có thể một lần nữa lan rộng khắp hành tinh.
Nhà nghiên cứu Phil Williamson tại Đại học East Anglia bình luận rằng sự tương đồng giữa các sự kiện lịch sử và hiện đại là rõ ràng, nhưng các giả định về điều này nên được đưa ra một cách thận trọng. Ông lưu ý rằng nồng độ CO2 tại thời điểm đó đã cao hơn nhiều so với hiện nay và nồng độ pH thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu này là một cảnh báo bổ sung rằng những thay đổi toàn cầu trong hóa học đại dương mà chúng ta hiện đang quan sát có thể gây ra thiệt hại không thể đảo ngược đối với các đại dương.
Vũ Trung Hương