Việc loài cá sử dụng cảm giác từ tính để tạo ra ký ức về hướng dòng chảy ở cửa sông nơi chúng trở thành cá con là bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy một loài cá sử dụng la bàn từ tính bên trong cơ thể để hình thành ký ức về hướng hiện tại.
Các nhà khoa học lưu ý rằng đây là một bước quan trọng để mở rộng kiến thức về các cơ chế định hướng mà các loài cá sử dụng để di cư.
Một nhóm khoa học đã nghiên cứu trí nhớ của hơn 200 con cá chình trên ở cửa sông khác nhau thuộc quần đảo Austevall của Na Uy chảy theo các hướng khác nhau: Bắc, Nam, Đông Nam hoặc Tây Bắc. Họ đã bố trí cá trong một phòng thí nghiệm đặc biệt, rồi đặt cực Bắc của thanh nam châm để quan sát định hướng của chúng. Tất cả 200 con cá đều được dẫn hướng bởi hướng từ của dòng thủy triều thịnh hành trong vùng cửa sông nơi chúng được bắt. Chúng nhớ những chỉ dẫn này ngay cả sau một vài tuần.
Một trong những bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu hành vi di cư cá là quan trọng về mặt thương mại và mở rộng kiến thức của chúng ta về các cơ chế định hướng mà cá sử dụng để di cư.
Theo nhà nghiên cứu Alessandro Cresci, công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp nhận thức rằng những con cá nhỏ bé có thể hoàn thành nhiệm vụ đáng kinh ngạc để di cư và xác nhận các giả định trước đây về la bàn từ tính của chúng.
Cá chình thuỷ tinh châu Âu là một loài cá di cư vượt Đại Tây Dương 2 lần trong suốt cuộc đời của nó. Cá săn mồi vào ban đêm ở vùng nước nông ven biển, mặc dù cũng bắt mồi vào buổi chiều, nếu mồi ở gần. Cá ăn ấu trùng côn trùng, động vật thân mềm, ếch, cá nhỏ. Năm 2008, loài cá này đã được đưa vào Danh sách đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) như một loài "đang trên bờ vực tuyệt chủng".
Vũ Trung Hương