Di sản ‘run rẩy’ trước cao ốc

11/06/2019 15:25

MTNN Khi giá đất tăng, di sản khó tồn tại bởi tư duy xây nhà cao ốc có lời hơn của các chủ đầu tư. Đó là nhận định của nhiều nhà khoa học, chuyên gia khảo cổ, kiến trúc sư tại buổi hội thảo “Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại” do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 10/6. Phát biểu tại cuộc hội thảo, các chuyên gia cho rằng, TP.HCM nói riêng và nhiều thành phố khác tại Việt Nam như Hà Nội, Đà Lạt, Huế, Hải Phòng… là những đô thị chứa đựng rất nhiều di sản kiến trúc văn hoá có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, dưới áp lực của đô thị hoá, tốc độ phát triển kinh tế, có rất nhiều di sản đã và đang bị phá bỏ, huỷ hoại.

Di sản ‘run rẩy’ trước cao ốc

Khi giá đất tăng, di sản khó tồn tại bởi tư duy xây nhà cao ốc có lời hơn của các chủ đầu tư.

Đó là nhận định của nhiều nhà khoa học, chuyên gia khảo cổ, kiến trúc sư tại buổi hội thảo “Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại” do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 10/6.

Phát biểu tại cuộc hội thảo, các chuyên gia cho rằng, TP.HCM nói riêng và nhiều thành phố khác tại Việt Nam như Hà Nội, Đà Lạt, Huế, Hải Phòng… là những đô thị chứa đựng rất nhiều di sản kiến trúc văn hoá có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, dưới áp lực của đô thị hoá, tốc độ phát triển kinh tế, có rất nhiều di sản đã và đang bị phá bỏ, huỷ hoại.

Ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM, cho biết tại TP.HCM dù có rất nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn di sản văn hoá nhưng thực tế còn gặp nhiều khó khăn, di sản văn hoá không được bảo tồn một cách hợp lý, nhất là những công trình gắn với kiến trúc đô thị, khảo cổ học.


 “Nguyên nhân là do quá trình đô thị hoá đang diễn ra tại thành phố rất nhanh, áp lực về kinh tế và sự thay đổi về mật độ dân cư. Những thực tế nêu trên dẫn đến các công trình kiến trúc cũ bị phá bỏ để nhường chỗ cho các công trình cao ốc mới, không gian di sản bị phá vỡ, các địa điểm khảo cổ chưa được nghiên cứu sâu”, ông Quân nói.

PGS. TS. KTS Trần Văn Khải, Giảng viên môn bảo tồn di sản trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, cho rằng nguyên nhân dẫn đến di sản bị phá huỷ có nhiều yếu tố nhưng yếu tố đến từ xã hội là rõ rệt hơn cả.

“Khi giá đất tăng, di sản rất khó tồn tại bởi tư duy xây nhà cao ốc vẫn có lời hơn… Tư duy cho rằng phá đi các di sản để xây dựng công trình mới, to lớn hơn, đập các công trình cổ đi, xây mới có hiệu quả kinh tế cao hơn, hay phá đi rồi xây bắt chước kiểu cũ là sai lầm”, ông Khải nói.

TS. KTS Nguyên Hạnh Nguyên cho rằng, các nhà đầu tư thường chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế nhiều hơn là những giá trị di sản khi lựa chọn các khu đất tại khu vực trung tâm đô thị.

“Họ phá di sản và chỉ nhìn thấy đấy là giá trị bất động sản. Khi đó, họ chỉ xây cao tầng thôi, họ không cần biết đất nền ở dưới đấy là như thế nào”, vị tiến sĩ nói.

Ông Khải cho rằng, để giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển là điều không hề đơn giản. Giải pháp là biến bảo tồn thành nguồn lực phát triển. Đứng ở góc độ nhà nước có thể sử dụng các công cụ nhu quy hoạch sử dụng đất, chính sách thuế để có những điều chỉnh thích hợp vừa có thể đáp ứng nhu cầu phát triển nhưng cũng có thể hài hoà được các yếu tố di sản.

Theo chuyên gia khảo cổ học TS. Nguyễn Thị Hậu, muốn bản vệ di sản thì chính quyền, nhà quản lý, chuyên gia phải có tiếng nói phản biện. Bên cạnh việc chia sẻ khó khăn với chính quyền trước áp lực đô thị hoá, một số di sản bắt buộc phải nhường chỗ cho các dự án hạ tầng giao thông, dự án quan trọng thì các di sản còn lại cần được bảo vệ.

Đối với các nhà đầu tư, bên cạnh yếu tố lợi nhuận thì cần phải có trách nhiệm với cộng đồng, nhìn ra các giá trị di sản để cùng góp phần với chính quyền, các nhà khoa học để bảo tồn. Khi đầu tư các công trình vào các khu đô thị thì nhà đầu tư nên hướng đến giá trị văn hoá của các công trình chứ không chỉ hướng đến các giá trị về kinh tế.

“Ví dụ, các khu trung tâm hiện nay được các nhà đầu tư rất quan tâm bởi vì ở đấy đã tích luỹ các giá trị văn hoá rất lâu đời và giá trị đó là của cả cộng đồng. Không nên cho rằng nó chỉ là giá trị miếng đất vàng hay kim cương mà phá đi để xây nên những công trình mới.”, bà Hậu chia sẻ.

Tiến sĩ Nguyên cho rằng, cần phải cụ thể hoá các chính sách, luật về bảo vệ di sản. Dù đã có luật di sản từ rất lâu nhưng luật này không dễ áp dụng vào thực tế vì di sản là một luật rất chung chung. Đó là rất nhiều yếu tố từ di sản văn hoá phi vật thể, di sản văn hoá thiên nhiên… Do đó, cần phải cụ thể hoá luật.

Vấn đề thứ hai là hiện nay có rất nhiều bản quy hoạch, thậm chí có bản quy hoạch sau còn phá bản quy hoạch trước. Nhưng chưa bao giờ có một bản quy hoạch di sản nằm trong hệ thống quy hoạch chung của một đô thị, những đô thị được gọi là đô thị di sản như TP.HCM, Hà Nội hay Đà Lạt… Do vậy, cần phải xây dựng những bản quy hoạch di sản này để có thể bảo vệ và phát triển được các giá trị của di sản.

 (CafeLand)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cần Thơ: Khẩn trương di dời nhà ven sông

Mới đây UBND TP Cần Thơ đề ra lộ trình cụ thể đến năm 2030 sẽ tiến hành dẹp bỏ hoàn toàn nhà sàn ven sông lấn chiếm sông, kênh, rạch để phòng sạt lở. Trước mắt thì UBND TP. Cần Thơ làm việc với Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cùng các sở ngành, quận huyện trên địa bàn thành phố bàn về phương án ứng phó với tình hình sạt lở bờ sông.

Siết nguồn cung trong khi cầu vẫn tăng cao: Liệu có ổn?

Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường BĐS, đó là: Nếu trước đây cung nhiều hơn cầu thì hiện nay nhu cầu tăng nhưng lại không nhiều sản phẩm bán ra thị trường. Những bất ổn liên quan đến câu chuyện nguồn cung liên tục được nhắc đến và đang trở thành chủ đề “nhức nhối” của thị trường BĐS giai đoạn này.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com