Thế giới triển khai tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19: Nỗ lực kiểm soát đại dịch

08/12/2020 09:00

MTNN (HNM) - Trước tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin, mở ra hy vọng về việc nhân loại có thể kiểm soát đại dịch này ngay trong năm 2021. Tuy nhiên, việc triển khai tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19 đang đứng trước không ít thách thức.

(HNM) - Trước tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin, mở ra hy vọng về việc nhân loại có thể kiểm soát đại dịch này ngay trong năm 2021. Tuy nhiên, việc triển khai tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19 đang đứng trước không ít thách thức.

Những tiến triển trong điều chế vắc xin và sự sẵn sàng triển khai tiêm phòng của các quốc gia đang mang tới niềm tin trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Sau khi cấp phép khẩn cấp cho vắc xin ngừa Covid-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất, Anh dự kiến sẽ tiêm những mũi vắc xin đầu tiên cho người dân vào ngày 8-12-2020 và sẽ tiêm phòng cho hơn một nửa số người dễ bị tổn thương từ nay tới cuối tháng 2-2021. Để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, Nga cũng bắt đầu triển khai tiêm vắc xin Sputnik V tự sản xuất.

Trong khi đó, Mỹ, Pháp, Bồ Đào Nha đều gấp rút hoàn tất những khâu chuẩn bị để tiến hành tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 ngay trong tháng 1-2021. Tại châu Á, chính quyền các địa phương Trung Quốc đã bắt đầu đặt hàng vắc xin sản xuất nội địa. Quốc gia bị thiệt hại nặng nề thứ hai trên thế giới về dịch Covid-19 là Ấn Độ cũng đang hoàn thiện quy trình cấp phép cho vắc xin của Pfizer. Ở Đông Nam Á, Indonesia đã tiếp nhận lô vắc xin đầu tiên từ Trung Quốc và đang chuẩn bị tiêm phòng quy mô lớn.

Việc các nước ráo riết triển khai tiêm phòng vắc xin xuất phát từ thực tế tốc độ lây lan vi rút SARS-CoV-2 liên tục đạt những kỷ lục mới tại nhiều quốc gia trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những kế hoạch đặt hàng vắc xin, việc xây dựng các chuỗi phân phối cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo Pfizer, vắc xin Covid-19 cần được bảo quản ở âm 70 độ C nên việc vận chuyển cần tới các công ty hoạt động trong lĩnh vực kho vận đặc biệt; quá trình lưu trữ cũng cần các thiết bị chuyên dụng thay vì tủ cấp đông y tế thông thường.

Để giải bài toán này, Hãng Hàng không American Airlines (Mỹ) đang gấp rút thử nghiệm quy trình đóng gói và giữ nhiệt trên máy bay cho từng lộ trình cụ thể. Hãng vận tải UPS cũng phát triển tủ đông xách tay mới có thể bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ -20°C đến -80°C cho các hành trình xuyên quốc gia. Cùng với đó, sự hỗ trợ từ các chương trình như ACT-Accelerator của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay Cơ chế tiếp cận toàn cầu vắc xin Covid-19 (COVAX) đang tỏ ra hiệu quả trong việc giúp các nước khó khăn có thể tiếp cận và phân phối vắc xin Covid-19 cho người dân.

Ngoài ra, việc duy trì nguồn cung vắc xin ổn định cũng là thử thách lớn. Là nước đi đầu về vắc xin, nhưng đến nay Anh mới có sẵn 800.000 liều trên tổng số hơn 40 triệu liều đã đặt hàng. Còn theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế, thế giới cần tới 8.000 máy bay tải trọng 100 tấn để vận chuyển vắc xin tới 7 tỷ người. Trong khi đó, nguy cơ chuỗi cung ứng bị đứt gãy vẫn hiển hiện, điển hình là việc mới đây hãng máy tính IBM phát hiện tin tặc tấn công hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ bảo quản lạnh Haier Biomedical, Văn phòng Tổng Giám đốc Liên minh thuế và hải quan châu Âu… để khai thác thông tin về quá trình phân phối vắc xin.

Trong bối cảnh số người mắc và tử vong vì Covid-19 vẫn tăng lên từng ngày, những thông tin về tiến triển trong nỗ lực điều chế vắc xin cũng như triển khai tiêm phòng của các quốc gia đang mang tới những niềm tin mới trong cuộc chiến chống đại dịch. Tuy nhiên, WHO cảnh báo, chỉ riêng việc tiêm phòng không thể đẩy lùi dịch bệnh. Cuộc khủng hoảng sẽ không qua đi khi vắc xin xuất hiện.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng nhấn mạnh, vắc xin không xóa bỏ những hậu quả về sức khỏe cộng đồng, nhân đạo và phát triển. Vì vậy, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mới là "chìa khóa" để thế giới chiến thắng đại dịch Covid-19.
 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể: Nỗ lực thúc đẩy hợp tác

(HNM) - Các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với chương trình nghị sự tập trung vào tìm giải pháp hướng tới kiến tạo một trật tự thế giới công bằng và bền vững. Thông qua việc tăng cường hoạt động hỗ trợ nhiều mặt giữa 6 nước thành viên, CSTO đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác để thực hiện tham vọng trở thành đối trọng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com