Thái Lan nỗ lực vực dậy nền kinh tế

10/06/2020 09:15

MTNN (HNM) - Là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á (sau Indonesia), nhưng trước những tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, giới chuyên gia dự đoán Thái Lan có nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái. Nỗ lực vực dậy nền kinh tế, Nghị viện Thái Lan vừa thông qua khoản cứu trợ trị giá 59,7 tỷ USD.

(HNM) - Là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á (sau Indonesia), nhưng trước những tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, giới chuyên gia dự đoán Thái Lan có nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái. Nỗ lực vực dậy nền kinh tế, Nghị viện Thái Lan vừa thông qua khoản cứu trợ trị giá 59,7 tỷ USD.

Thái Lan kỳ vọng ngành Du lịch sẽ hồi sinh sau đại dịch Covid-19.

Thái Lan là quốc gia mà ngành dịch vụ có tỷ lệ đóng góp lớn vào nền kinh tế. Riêng du lịch đã chiếm tới 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thế nên, Covid-19 thật sự là một "cú đánh" nặng nề với Thái Lan khi các nước trên thế giới áp đặt lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại để ngăn chặn đại dịch này. Dữ liệu chính thức cho thấy, trong tháng 3-2020 lượng khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan giảm 74,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong quý I-2020, đầu tư tư nhân giảm 5,5% và đầu tư công giảm 9,3%. Dự kiến xuất khẩu của Thái Lan cũng sẽ giảm 8% trong năm nay, số lượng khách du lịch nước ngoài chỉ còn 12,7 triệu lượt, giảm mạnh so với mức kỷ lục 39,8 triệu lượt năm 2019. Hơn 20 triệu người dân Thái Lan đã đăng ký nhận khoản trợ cấp tiền mặt 5.000 bath (tương đương 150 USD) để có thể "cầm cự" qua mùa dịch. Tín hiệu tích cực duy nhất trong 3 tháng đầu năm là tiêu dùng tư nhân tăng, nhưng chỉ ở mức dưới 3%.

Hoạt động kinh tế ảm đạm trong 3 tháng đầu năm 2020 (GDP giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái) đã khiến Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2020 giảm từ 5 đến 6% so với mức kỳ vọng tăng từ 1,5 đến 2,5% được đưa ra hồi tháng 2.

Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI) cũng dự báo, quốc gia này có thể sẽ phải mất tới 3 năm để phục hồi kinh tế. Tầng lớp trung lưu và người lao động của Thái Lan sẽ phải tiếp tục đối mặt với hàng loạt vấn đề như: Nợ tăng, chi tiêu tiêu dùng yếu, nhà máy đóng cửa, nạn thất nghiệp. Chưa kể, ngay trước khi đại dịch Covid-19 tấn công vào nền kinh tế nước này, các chuyên gia đã nâng mức cảnh báo đối với ngành Nông nghiệp khi tình trạng hạn hán nghiêm trọng kéo dài từ giữa năm 2019 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong bối cảnh đó, Thái Lan đã mở lại các trung tâm thương mại và nhiều loại hình kinh doanh khác. Ưu tiên hàng đầu của xứ sở Chùa vàng trong giai đoạn thứ ba của các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội là hỗ trợ nền kinh tế, bằng những “liều thuốc bổ” như hạ lãi suất và tung ra các gói cứu trợ lớn. Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục.

Gói cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ bath, tương đương 59,7 tỷ USD vừa được Nghị viện và Chính phủ Thái Lan đưa ra sẽ tập trung ưu tiên những đối tượng, lĩnh vực bị thiệt hại nghiêm trọng nhất do dịch Covid-19. Theo đó, khoảng 17,3 tỷ USD sẽ dành cho nông dân và người lao động phi chính thức như: Người bán hàng rong, người làm việc trong các tiệm mát xa, quán bar…

Chính phủ Thái Lan cũng sẽ cung cấp một quỹ để ổn định thị trường và tăng sức mua, cũng như dành 1,4 tỷ USD sẵn sàng cho các khoản chi chăm sóc sức khỏe. Kế hoạch cứu trợ cũng sẽ dành ưu tiên cho ngành Du lịch, nhất là du lịch nội địa. Bên cạnh đó, Thái Lan đang lên kế hoạch dỡ bỏ hoàn toàn lệnh phong tỏa với tất cả loại hình kinh doanh trên toàn quốc từ ngày 1-7, sau khi đã thực hiện các bước chuẩn bị trong tháng 6.

Kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ tăng trưởng trở lại từ quý III-2020, với lượng khách du lịch dự kiến tăng cao và các biện pháp tài chính được triển khai nhằm hỗ trợ nền kinh tế phát huy tác dụng. Giới phân tích kỳ vọng, với những bước đi quyết liệt trong thời gian qua, nền kinh tế Thái Lan sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tổng thống Mỹ tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO

(HNMO) - Ngày 29-5 (rạng sáng 30-5 theo giờ Việt Nam), trong cuộc họp báo từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố chấm dứt quan hệ và đóng góp tài chính đối với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì cách xử lý đại dịch Covid-19 của tổ chức này.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com