Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

21/10/2019 17:14

MTNN

Đó là khẳng định của Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn khi chia sẻ về cơ chế chính sách giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất nông sản toàn cầu với báo chí.


Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn. (Ảnh: BT)

Phóng viên (PV): Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp hiện nay?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Chúng ta khẳng định vai trò của các doanh nghiệp là đầu tàu trong dẫn dắt liên kết giữa “4 nhà”. Giờ chúng ta dùng từ này để liên kết tất cả các thành phần kinh tế, tất cả những người tham gia quá trình sản xuất, tiêu thụ nông sản, gọi là liên kết chuỗi.

Tham gia vào chuỗi liên kết này trong nông nghiệp, chúng ta có 50 nghìn doanh nghiệp nhưng chỉ có hơn 1.000 doanh nghiệp thực chất có kinh doanh. Chúng ta có trên 13 nghìn Hợp tác xã nông nghiệp nhưng thực chất chỉ có trên 1.000 Hợp tác xã có liên kết.

Chúng ta khẳng định trong nền kinh tế thị trường mở, mối liên kết trong chuỗi này, giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã, nông dân với các nhà khoa học là con đường tất yếu, đồng thời vừa là giải pháp vừa là động lực để chúng ta phát triển nông nghiệp hàng hóa mở.

PV: Thời gian qua, một số tập đoàn lớn nước ngoài tham gia đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản phẩm đưa ra thị trường thế giới. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về hiệu quả giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào vấn đề này?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Chủ trương nhất quán và pháp luật của chúng ta quy định, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đều đối xử chính sách công bằng như nhau. Nhìn lại thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp liên kết có vốn đầu tư giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia vào chuỗi giá trị, nhất là giai đoạn phân phối cung ứng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.

Chúng ta ghi nhận và từ kinh doanh của các doanh nghiệp này, chúng ta học tập những kinh nghiệm quản trị, cách tổ chức để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng đồng thời mong muốn những doanh nghiệp trong nước của chúng ta phát triển hơn nữa. Và hơn ai hết, các doanh nghiệp trong nước có lợi thế - đó là người Việt Nam, những người gắn bó với bà con nông dân, hiểu về những người nông dân Việt Nam.

Chúng tôi mong muốn một mặt vẫn thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài, nhưng đồng thời mong muốn hơn những doanh nghiệp của chúng ta vươn lên trong chuỗi này.

PV: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của doanh nghiệp, vai trò của nông dân trong việc làm cho sự liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân được chặt chẽ hơn để đưa những sản phẩm tốt hơn ra thị trường?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Với khoảng 10 triệu hộ nông dân - họ là hạt nhân kinh tế phát triển, hạt nhân sáng tạo. Đó là những người lao động cần cù làm nên nông nghiệp của chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, từng hộ khó có thể tiếp cận được những yêu cầu, những tiêu chuẩn, nhất là những biến đổi nhanh chóng của thương trường quốc tế.

Muốn tạo ra sự thâm nhập, phát triển mạnh hơn phải có liên kết. Mà liên kết ấy, rõ ràng đầu tàu dẫn dắt chuỗi này phải là doanh nghiệp. Doanh nghiệp của chúng ta không chỉ tham gia vào sản xuất, nhất là giai đoạn thu hoạch, chế biến mà còn là lực lượng tiên phong. Doanh nghiệp có vốn, có kinh nghiệm quản trị trong nước và quốc tế nên có điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, lan tỏa những mô hình này từ doanh nghiệp, nhất là khu vực có liên kết giữa doanh nghiệp với người dân.

Chúng ta thấy doanh nghiệp tham gia vào thương trường quốc tế, hiểu những quy định của thương trường quốc tế. Từ đấy trở lại, doanh nghiệp hướng dẫn đào tạo, dẫn dắt những người dân của chúng ta sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo những tiêu chuẩn quốc tế ấy.

Cụ thể, trong việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tem nhãn hàng hóa, xác định xuất xứ thể hiện vai trò của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trên cơ sở nguồn vốn, doanh nghiệp bằng nhiều phương thức như hợp đồng cung ứng, dịch vụ đầu vào trong lúc người dân chưa có điều kiện, doanh nghiệp có năng lực liên kết với người dân để bao tiêu sản phẩm tiêu thụ cho trong nước và xuất khẩu.

Chúng tôi mong muốn thời gian tới cần đẩy nhanh hợp tác này thông qua sự hợp tác giữa doanh nghiệp với người dân và giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã. Trong đó, Hợp tác xã là một cộng đồng sản xuất nông sản hàng hóa cơ sở thì việc liên kết Hợp tác xã với doanh nghiệp sẽ tạo ra sự phát triển rất toàn diện, sự liên kết đa dạng và hướng sản xuất nông sản an toàn và giá trị cao hơn.

PV: Để tham gia "sân chơi' toàn cầu, doanh nghiệp cần có tiềm lực và sự liên kết chặt chẽ hơn nữa để đủ sức cạnh tranh. Cơ chế của Nhà nước trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng mối liên kết gắn với những nông sản có lợi thế, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Hiện nay chúng ta có 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đây là thực tiễn chỉ ra cho chúng ta những mặt hàng chủ lực. Dù vậy, chúng ta phải lựa chọn trong từng thời điểm những mặt hàng có lợi thế để chúng ta ưu tiên hoàn thiện chính sách đối với mặt hàng đó. Chúng ta đã có nhiều cải thiện về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp như: Nghị định 57 về khuyến khích đầu tư của các doanh nông nghiệp, Nghị định 55, Nghị định 116 về cơ chế tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; Chính phủ có Nghị quyết 30 về dành gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng lĩnh vực công nghệ cao,…

Chúng ta có nhiều cơ chế nhưng tôi muốn khẳng định, cơ chế tạo ra "sân chơi' để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp là vấn đề quan trọng. Chúng ta thu hút doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có nhiều vốn, có kinh nghiệm quản trị tham gia vào nhằm đầu tư cao hơn cho các nguồn lực trong nông nghiệp.

Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều mô hình doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp nước ta. Chúng ta thấy được những tập đoàn lớn của các quốc gia như: Châu Âu, Nhật Bản đầu tư vào nông nghiệp của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi khẳng định, Nhà nước luôn đồng hành với các doanh nghiệp, Nhà nước sẽ tạo "sân chơi" cho các doanh nghiệp; sẽ có những cơ chế về đất đai để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

PV: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!./.

BT (ghi)
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhà máy lọc dầu Mỹ bốc cháy dữ dội

(HNMO) - Ngày 15-10 (theo giờ địa phương), một vụ nổ lớn đã khiến hai bồn chứa tại nhà máy lọc dầu NuStar ở Rodeo, bang California (Mỹ) bốc cháy dữ dội.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com