Pháp đề cao cải thiện quan hệ EU - Nga: Nỗ lực xoa dịu căng thẳng

02/10/2020 14:54

MTNN (HNM) - Tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập trong chuyến công du Litva vào đầu tuần này - chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới vùng Baltic của nhà lãnh đạo 42 tuổi. Chuyến đi diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa xứ sở Bạch dương và phương Tây vẫn lạnh lẽo và những nỗ lực đối thoại để xoa dịu căng thẳng chưa cho thấy kết quả rõ rệt.

(HNM) - Tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập trong chuyến công du Litva vào đầu tuần này - chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới vùng Baltic của nhà lãnh đạo 42 tuổi. Chuyến đi diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa xứ sở Bạch dương và phương Tây vẫn lạnh lẽo và những nỗ lực đối thoại để xoa dịu căng thẳng chưa cho thấy kết quả rõ rệt.

Tổng thống Pháp E.Macron (phải) và Tổng thống Litva G.Nauseda tại thủ đô Vilnius.

Suốt những năm qua, quan hệ giữa Nga và các quốc gia EU bị phủ bóng bởi những tranh cãi xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine. Kể từ khi áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế với Mátxcơva vào tháng 7-2014, EU vẫn tiếp tục mở rộng và gia hạn các lệnh trừng phạt này. Để đáp trả, Nga cũng yêu cầu cấm nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng từ các nước châu Âu.

Cuối tháng 6-2020, EU đã thông qua quyết định kéo dài thời hạn lệnh trừng phạt kinh tế Nga đến hết ngày 31-1-2021. Các đòn cấm vận thương mại, trừng phạt kinh tế đã gây tổn thất không nhỏ đối với cả hai phía. Ngoài ra, nhiều bất đồng khác giữa Mátxcơva với các nước phương Tây vẫn chưa tìm được cách hóa giải như vấn đề Syria, Iran, Triều Tiên… 

Trong khi đó, quan điểm của Pháp đối với Nga được coi là khá ôn hòa và luôn giữ lập trường duy trì đối thoại. Pháp cũng là một trong những nước được Nga coi là Đối tác chiến lược. Giữa lúc tiến trình Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) chưa thực sự hoàn tất, còn nước Đức vẫn đang trong quá trình tìm kiếm ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Angela Merkel, Pháp đã trở thành quốc gia “đầu tàu” của liên minh trong các vấn đề quốc tế. Một trong số đó là nỗ lực giúp khối này và Nga tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng, mang lại lợi ích cho toàn khu vực.

Là một trong những nhà lãnh đạo phương Tây tích cực ủng hộ việc cải thiện quan hệ giữa EU và Nga, Tổng thống E.Macron từng bày tỏ quan ngại việc đẩy Nga ra khỏi châu Âu là một sai lầm chiến lược, đồng thời nhiều lần kêu gọi các nước EU thúc đẩy thảo luận với Mátxcơva.

Theo ông chủ Điện Elysee, EU cần một cách tiếp cận mềm dẻo hơn với Nga mặc dù còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Lựa chọn duy nhất là đối thoại chiến lược nhằm định hình một cấu trúc an ninh mới cho Lục địa già. 

Vì vậy, thông điệp hồi sinh lòng tin giữa EU với Nga để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ nhằm tránh những tổn thất từ các lệnh trừng phạt lẫn nhau cũng đã được Tổng thống E.Macron gửi gắm trong chuyến thăm Litva. Là quốc gia có vị trí gần gũi với Nga, song Litva đang có sự hiện diện tăng cường của lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nước này cũng là một trong những quốc gia phản đối mạnh mẽ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu. Litva thời gian qua đã tăng cường chi tiêu cho quốc phòng trong bối cảnh Nga nỗ lực củng cố các căn cứ quân sự gần biên giới Litva ở Kaliningrad trên biển Baltic.

Tại buổi họp báo ở thủ đô Vilnius của Litva sau cuộc hội kiến với người đồng cấp nước chủ nhà tối 28-9, Tổng thống Pháp E.Macron cho rằng kỳ vọng về sự thịnh vượng kinh tế, tự do, hòa bình và an ninh đã trở thành hiện thực ở quốc gia Baltic này. Dù vậy, ông E.Macron nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác với Nga nếu muốn xây dựng một nền hòa bình bền vững ở châu Âu.

Theo Tổng thống Pháp, không thể biến Lục địa già thành một ốc đảo xa cách với nước Nga. Với lợi thế về không gian địa lý, vai trò của Litva có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa EU và xứ Bạch dương. Mục tiêu của việc tăng cường hợp tác với Mátxcơva cũng không nằm ngoài mong muốn tránh cuộc đối đầu theo kiểu Chiến tranh Lạnh phiên bản mới và xoa dịu quan hệ Đông - Tây, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình tại khu vực.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Anh, Ấn Độ kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế phòng, chống dịch bệnh

(HNM) - Ngày 26-9, trong bài phát biểu được ghi hình phát tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 tại New York (Mỹ), Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng hơn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 và ngăn ngừa các đại dịch khác trong tương lai, đồng thời khẳng định "tất cả mọi người sẽ thua cuộc" nếu các nước không chung tay đánh bại vi rút SARS-CoV-2.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com