Phải huy động vốn đầu tư đủ lớn để xanh hóa nền kinh tế

03/12/2024 11:38

MTNN Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nhấn mạnh việc ưu tiên thúc đẩy xanh hóa nền kinh tế, chuyển đổi số.

TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính)

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), để xanh hóa nền kinh tế, cần huy động nguồn vốn đủ lớn.

Chuyển đổi nền kinh tế, nhất là nền kinh tế xanh, cần đầu tư rất nhiều tiền, thưa bà?

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, trong đó khẳng định, tăng trưởng xanh là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững. Tăng trưởng xanh đã trở thành lựa chọn tất yếu để Việt Nam đi đến mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tại COP27, Việt Nam tiếp tục khẳng định “cam kết đi đôi với hành động” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, Việt Nam cần nguồn lực rất lớn. Theo tính toán của Liên hợp quốc, thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần 330-370 tỷ USD. Tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, nhu cầu tài chính cho các biện pháp giảm phát thải trong từng lĩnh vực của Việt Nam đến năm 2030 khoảng 68,75 tỷ USD.

Số tiền khổng lồ này dự kiến lấy từ đâu?

Khai thác từ nhiều nguồn, như từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn nước ngoài, vốn của doanh nghiệp, dân cư..., nhưng quan trọng nhất vẫn phải dựa vào thị trường tài chính xanh, trong đó trái phiếu xanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình xanh hóa nền kinh tế.

Trên thế giới và khu vực, thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các dự án tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, cùng các dự án hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Riêng khu vực ASEAN + 3, theo Báo cáo của Ngân hàng ADB, thị trường trái phiếu bền vững đạt quy mô gần 800 tỷ USD năm 2023, gấp hơn 7 lần so với năm 2017.

Việt Nam thì sao, thưa bà?

Về văn bản quy phạm pháp luật, có thể nói, Việt Nam đã ban hành khá đồng bộ chính sách phát triển thị trường trái phiếu xanh.

Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường đã có quy định về trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường. Nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu xanh được sử dụng cho việc cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường; thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất; áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát thải ít carbon... Chủ thể phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu xanh được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật có liên quan.

Liên quan trực tiếp đến phát hành trái phiếu xanh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2018/NĐ-CP; Nghị định 95/2018/NĐ-CP; Nghị định 163/2018/NĐ-CP; Nghị định 153/2020/NĐ-CP; Nghị định 08/2022/NĐ-CP; Nghị định 65/2022/NĐ-CP.

Trong Chiến lược Tài chính đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ quy định các nhiệm vụ phát triển công cụ tài chính xanh. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Tài chính cũng quy định việc tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho trái phiếu xanh, bảo hiểm xanh; xây dựng và hoàn thiện chính sách về thu, chi ngân sách nhà nước đối với các hoạt động hướng tới tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh; ban hành chính sách ưu đãi về tài chính cho các hoạt động đầu tư xanh, tín dụng xanh, tài chính khí hậu nhằm khuyến khích đầu tư dự án xanh, thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.

Có thể nói, cơ chế, chính sách huy động vốn trên thị trường tài chính nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững của Việt Nam đã tương đối đầy đủ, đồng bộ, nhưng vẫn phải hoàn thiện, vì đây là thị trường khá mới mẻ.

Thưa bà, kết quả đạt được như thế nào?

Có thể nói, quy mô thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam khá bền vững và tăng nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Việt Nam hiện là thị trường phát hành trái phiếu xanh lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN (sau Singapore), với tổng khối lượng trái phiếu xanh, xã hội và bền vững (GSS+) các loại tích lũy vào cuối năm 2023 là 4,2 tỷ USD và đến đầu quý III năm nay đạt 5,1 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh thành công để huy động vốn cho các dự án có tính chất bảo vệ môi trường.

Từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh tăng trưởng bình quân hơn 20%/năm. Trong giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.

Tuy nhiên, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh. Tín dụng xanh mới chiếm khoảng 4,4% tổng dự nợ toàn nền kinh tế. Con số 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh phát hành trong 5 năm qua vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD trung bình mỗi năm để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh, dự án xanh. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, mỗi năm, Việt Nam cần đầu tư tương đương khoảng 6,8% GDP cho chuyển đổi xanh.

Số liệu trên cho thấy, cần phải có thêm các cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực, như ưu đãi thuế cho dự án xanh, dự án công nghệ cao thân thiện môi trường, ưu đãi thuế cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh..., thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi nền kinh tế.

Nguồn www.tinnhanhchungkhoan.vn
Link bài gốc

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/phai-huy-dong-von-dau-tu-du-lon-de-xanh-hoa-nen-kinh-te-post359215.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com