Nguy cơ xuất hiện làn sóng Covid-19 mới: Thế giới nỗ lực để tránh kịch bản xấu

07/10/2020 09:02

MTNN (HNM) - Ngày 5-10, Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan cảnh báo, thế giới đang bước vào một giai đoạn khó khăn khi dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng. Nhiều ý kiến cho rằng, các nước trên thế giới phải nỗ lực triển khai những biện pháp cấp thiết để tránh nguy cơ xuất hiện một làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới.

(HNM) - Ngày 5-10, Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan cảnh báo, thế giới đang bước vào một giai đoạn khó khăn khi dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng. Nhiều ý kiến cho rằng, các nước trên thế giới phải nỗ lực triển khai những biện pháp cấp thiết để tránh nguy cơ xuất hiện một làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới.

Đội ngũ y tế trong các bệnh viện tại Czech được tăng cường khi số ca mắc Covid-19 tăng mạnh thời gian gần đây.

Theo tính toán của WHO, cứ trung bình khoảng 3-4 ngày lại có thêm 1 triệu người mắc Covid-19. Các điểm bùng phát dịch đang gia tăng tại nhiều khu vực trên thế giới. Pháp, Anh chưa giảm được số ca mắc theo ngày. Czech - quốc gia thành công trong việc kiểm soát làn sóng dịch thứ nhất, cũng đang chật vật khi số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh.

Tình hình dịch bệnh xấu đi tại châu Âu đặt ra câu hỏi rằng, dường như đã có một khâu nào đó “lệch nhịp” trong toàn bộ quy trình bảo đảm an toàn khi các nước mở cửa trở lại. Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phụ trách khu vực châu Âu Hans Kluge cảnh báo, diễn biến dịch bệnh trước mắt tại Lục địa già đang “rất nghiêm trọng”. Còn Giám đốc khẩn cấp của WHO tại châu Âu Dorit Nitzan gọi đây là “lời cảnh tỉnh” khi người dân các quốc gia châu lục này thời gian qua dần lơ là, thiếu cảnh giác trước dịch bệnh. Lãnh đạo các nước châu Âu cũng liên tục bày tỏ lo ngại rằng, các bệnh viện sẽ đối mặt với nguy cơ quá tải trong những tháng tới.

Tương tự châu Âu, dịch bệnh tại Mỹ và nhiều quốc gia khác tại châu Mỹ cũng đang có xu hướng tăng mạnh trở lại như thời kỳ đỉnh dịch vào tháng 3-2020. Hiện, 9 bang của Mỹ đang ghi nhận mức tăng kỷ lục các ca mắc Covid-19 trong 7 ngày qua, chủ yếu tập trung ở miền Tây và Trung Tây, nơi thời tiết lạnh buộc nhiều hoạt động phải thực hiện trong nhà. Trong khi đó, Mỹ Latinh đang được cho là nơi khó kiểm soát dịch bệnh nhất khi chiếm tới 33,8% số ca tử vong và 27% số ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trên toàn cầu. 5 quốc gia của khu vực này, gồm Brazil, Colombia, Peru, Mexico, Argentina nằm trong số 10 nước có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới.

Tại châu Á, dù số ca mắc mới Covid-19 ở Ấn Độ, nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nặng nề thứ hai thế giới, đã giảm nhẹ song vẫn duy trì ở mức trên 74.000 người/ngày. Các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Philippines cũng ghi nhận trên 3.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Những con số nói trên là lời cảnh tỉnh về làn sóng dịch bệnh mới nếu các quốc gia không đưa ra biện pháp cấp thiết để ngăn chặn đà lây lan đang có xu hướng tăng nhanh. Theo thống kê của các nhà khoa học, mốc 500.000 ca tử vong do Covid-19 được ghi nhận sau hơn 6 tháng dịch bùng phát. Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau, thêm 500.000 bệnh nhân nữa đã ra đi trong làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Theo ông M.Ryan, trong bối cảnh các nước phải chọn giải pháp nới lỏng dần các biện pháp hạn chế để khôi phục nền kinh tế, chỉ có duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, thế giới mới có thể tránh được kịch bản tồi tệ. Đó là số người nhiễm Covid-19 tăng đột biến dẫn tới số ca tử vong có thể lên tới mốc 2 triệu trường hợp.

Trên thực tế, khi nhiều nước gỡ bỏ phong tỏa, tốc độ lây nhiễm đã tăng nhanh trở lại do các hoạt động gặp gỡ, tụ tập đông người, du lịch… bùng nổ. Trong khi đó, nhiều người không tuân thủ các biện pháp phòng dịch cơ bản, như: Đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên sát khuẩn tay và bảo đảm giãn cách. Hậu quả khôn lường là làn sóng dịch thứ hai bùng phát chỉ khoảng 3 tháng sau làn sóng thứ nhất và gây tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều. Bởi vậy, việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trước hết để tự bảo vệ mình, từ đó đóng góp cho sự an toàn của cộng đồng.

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm châu Phi: Tăng cường quan hệ đồng minh

(HNM) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vừa kết thúc chuyến công du tới 3 quốc gia châu Phi là Algeria, Tunisia và Marocco. Chuyến thăm của người đứng đầu Lầu Năm Góc nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh, đồng thời tìm giải pháp ngăn chặn những mối đe dọa về an ninh từ các tổ chức cực đoan.

Bảo đảm cung cấp vắc xin phòng Covid-19 công bằng: Chìa khóa vượt qua đại dịch

(HNM) - Người đứng đầu Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) Seth Berkley vừa kêu gọi các nước chưa tham gia Cơ chế tiếp cận toàn cầu vắc xin Covid-19 (COVAX) hãy cùng chung tay với các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để tài trợ cung cấp vắc xin cho các nước có thu nhập thấp và trung bình. Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, sự tiếp cận công bằng và hợp lý đối với vắc xin cho tất cả mọi người là chìa khóa để các nước cùng vượt qua đại dịch Covid-19.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com