Giá dầu Brent giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 18 năm

21/04/2020 20:15

MTNN Giá dầu Brent giao tháng 6-2020 tại thị trường London (Anh) giảm 24% xuống còn 19,33 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2-2002.

Giá dầu Brent giao tháng 6-2020 tại thị trường London (Anh) giảm 24% xuống còn 19,33 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2-2002.

Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở New York, Mỹ ngày 20-4-2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Giá dầu thế giới giao kỳ hạn tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày 21-4, kéo dài sự “hỗn loạn” của thị trường dầu thế giới sang ngày thứ hai liên tiếp trong bối cảnh tình trạng dư cung dầu thô toàn cầu gia tăng do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 làm nhu cầu dầu giảm mạnh.

Giá dầu Brent giao tháng 6-2020 tại thị trường London (Anh) giảm 24% xuống còn 19,33 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2-2002.

Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6-2020 tại New York (Mỹ) giảm 43% xuống còn 11,57 USD/thùng.

Ngày 20-4 và 21-4 là hai ngày giao dịch “hỗn loạn” nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường dầu thế giới khi các nhà đầu tư đứng trước thực trạng cung sẽ vượt cầu trên thị trường dầu trong một thời gian dài tới và nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu để khắc phục tình trạng dư cung "vàng đen" chưa mang lại hiệu quả.

Theo CME Group, sau phiên giao dịch ngày 20-4, khi giá dầu WTI giao tháng 5-2020 lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống vùng âm, ngày 21-4, ghi nhận một kỷ lục mới với hơn 2 triệu hợp đồng mua bán dầu WTI giao tháng 6-2020 được thực hiện và đây là ngày giao dịch “sôi động” nhất trong lịch sử của thị trường dầu thế giới.

Lượng dầu trữ kho tiếp tục gia tăng sau khi hai nước sản xuất và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Saudi Arabia và Nga hồi đầu tháng 3-2020 không nhất trí về việc tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu khi tình hình dịch Covid-19 ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Kể từ đó, sự lan rộng của dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu nhiên liệu thế giới giảm xấp xỉ 30%.

Sang đầu tháng 4, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, trong đó có Nga, đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10% sản lượng dầu thế giới.

Tuy vậy, việc nhiều quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 đã khiến các nền kinh tế rơi vào đình trệ và thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu nói trên không đủ bù đắp sự giảm mạnh của nhu cầu dầu toàn cầu.

Trước tình hình trên, cả Saudi Arabia và Nga ngày 21-4 đều cho biết sẵn sàng thực hiện thêm các biện pháp để bình ổn thị trường dầu cùng với các nước sản xuất dầu khác song hiện vẫn chưa có hành động cụ thể.

Theo ông Gregory Leo, Giám đốc đầu tư của IDB Bank, sản lượng dầu thế giới hiện vào khoảng 90 triệu thùng/ngày, song nhu cầu dầu toàn cầu mới chỉ ở mức 75 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, theo số liệu công bố ngày 21-4 của Viện Dầu mỏ Mỹ, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 13,2 triệu thùng lên 500 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17-4.

Theo dự kiến, Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về lượng dầu dự trữ quốc gia trong ngày 22-4.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dịch Covid-19: Hơn 2,5 triệu ca mắc, WB cảnh báo tác động đối với an ninh lương thực

(HNMO) - Ngày 22-4, Giám đốc điều hành phụ trách chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Mari Pangestu cho rằng, các nước nghèo nhất thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, sự sụt giảm nguồn thu ngoại hối, những hạn chế về xuất khẩu lương thực cũng như sự đổ vỡ của các chuỗi cung ứng.

Cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 tại Singapore: Từ kiểm soát đến bùng phát

(HNM) - Từ một quốc gia được coi là hình mẫu thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19 với các biện pháp quyết liệt và hiệu quả, Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ khó kiểm soát dịch bệnh khi liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục trong những ngày qua, đưa đảo quốc Sư tử trở thành điểm nóng về dịch bệnh tại khu vực Đông Nam Á.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com