Dịch Covid-19: Hơn 2,5 triệu ca mắc, WB cảnh báo tác động đối với an ninh lương thực

21/04/2020 18:15

MTNN (HNMO) - Ngày 22-4, Giám đốc điều hành phụ trách chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Mari Pangestu cho rằng, các nước nghèo nhất thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, sự sụt giảm nguồn thu ngoại hối, những hạn chế về xuất khẩu lương thực cũng như sự đổ vỡ của các chuỗi cung ứng.

(HNMO) - Ngày 22-4, Giám đốc điều hành phụ trách chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Mari Pangestu cho rằng, các nước nghèo nhất thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, sự sụt giảm nguồn thu ngoại hối, những hạn chế về xuất khẩu lương thực cũng như sự đổ vỡ của các chuỗi cung ứng. 

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Thái Lan ghi nhận những dấu hiệu tích cực.

Cảnh báo của bà Mari Pangestu được đưa ra trong cuộc họp trực tuyến với các Bộ trưởng Nông nghiệp từ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Theo tuyên bố chung, bộ trưởng các nước G20 cho biết sẽ tránh mọi biện pháp có thể dẫn tới sự bất ổn trầm trọng về giá lương thực trong các thị trường toàn cầu cũng như đe dọa tới chuỗi cung ứng lương thực, tạo ra tình trạng thiếu an ninh lương thực, nguy cơ suy dinh dưỡng và tổn thất về kinh tế,

Động thái này diễn ra vào lúc thế giới đã có 177.234 người tử vong do dịch Covid-19 trong tổng số 2.552.419 người nhiễm bệnh.

Châu Âu

Tại Nga, người đứng đầu Ủy ban về bảo vệ sức khỏe của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Dmitry Morozov cho biết, một trong những biến chứng nguy hiểm của người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 là hiện tượng phát triển hội chứng DIC (đông máu nội mạch lan tỏa, rối loạn đông máu tiêu thụ, hội chứng huyết khối tắc mạch). Vì vậy, điều quan trọng là phải cấp tốc thay đổi các hướng dẫn lâm sàng trong việc điều trị bệnh. 

Nga thông đã ghi nhận thêm 5.642 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 52.763 người. Trong vòng 24 giờ qua, đã có thêm 51 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 456 người.

Tại Đức, chính quyền thủ đô Berlin đã thông qua quy định, từ ngày 27-4 bắt buộc đeo khẩu trang hoặc phải sử dụng vật che mũi và miệng (khăn) khi đi xe buýt và các phương tiện tàu điện S-Bahn và U-bahn. Tuy nhiên, quy định không buộc phải đeo khẩu trang khi vào cửa hàng mua bán. Quy định này cũng tương tự như ở bang Mecklenburg-Vorpommern. Trong khi đó, các bang Baden-Württemberg, Hamburg và Bayern bắt buộc đeo khẩu trang khi đi các phương tiện công cộng và vào cửa hàng, trong đó bang Bayern áp dụng quy định với trẻ từ 7 tuổi trở lên. 

Báo chí Đức đưa tin Chính phủ Đức sắp thông qua gói biện pháp thứ hai để ứng phó với dịch bệnh, trong đó sẽ tiến hành xét nghiệm rộng rãi sàng lọc Covid-19, kể cả những người không có triệu chứng bệnh, và các hãng bảo hiểm theo luật định phải trang trải chi phí cho việc xét nghiệm này.

Tại Anh, người phát ngôn Bộ Tài chính cho biết, các doanh nghiệp nhỏ tại nước này đã nhận được 6,1 tỷ bảng Anh (7,5 tỷ USD) trong tổng số tiền 12 tỷ bảng Anh (14,7 tỷ USD) của quỹ hỗ trợ khẩn cấp giúp vượt qua cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19. Ước tính cho đến nay, khoảng 500.000 công ty đã nhận được hỗ trợ. 

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Ba Lan Jadwiga Emilewicz cho biết, chính phủ nước này đang lên kế hoạch bảo vệ các công ty trước nguy cơ bị các quỹ đầu tư tư nhân mua lại với giá rẻ. Dự kiến, kế hoạch sẽ được công bố vào ngày 24-4 tới. Theo đó, các đề xuất trong kế hoạch sẽ bổ sung 330 tỷ zloty (78,9 tỷ USD) vào gói cứu trợ được Chính phủ Ba Lan công bố vào tháng trước. 

Châu Mỹ

Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trị giá khoảng 484 tỷ USD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, bệnh viện cũng như thúc đẩy công tác xét nghiệm Covid-19. Dự luật gồm ngân sách bổ sung 310 tỷ USD cho Chương trình bảo vệ tiền lương, trong đó có 60 tỷ USD dành riêng cho ngân hàng cộng đồng và các nhà cho vay nhỏ, cũng như 75 tỷ USD cho các bệnh viện, 25 tỷ USD cho xét nghiệm và 60 tỷ USD cho các khoản vay và trợ cấp thảm họa khẩn cấp.

Ngày 22-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson và nhất trí quốc tế cần phối hợp ứng phó với đại dịch Covid-19. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng đã thảo luận về vấn đề thương mại, qua đó, cam kết tiếp tục hợp tác nhằm tăng cường quan hệ song phương, bao gồm cả việc ký một thỏa thuận thương mại tự do sớm nhất có thể.

Tại Argentina, sau đúng 1 tháng thực hiện lệnh cách ly bắt buộc trên phạm vi toàn quốc, chính phủ Argentina dự kiến tiếp tục kéo dài biện pháp này thêm một thời gian nữa, song sẽ xem xét điều chỉnh quy mô và phạm vi nhằm nối lại một phần hoạt động kinh tế vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Bộ trưởng Y tế Gines Gonzalez cho biết, những đánh giá đầu tiên cho thấy, việc thực hiện lệnh cách ly bắt buộc đã đem lại kết quả tích cực. Argentina đã khoanh vùng và giữ được số ca mắc mới trong vòng kiểm soát, trong khi số trường hợp tử vong những tuần gần đây giảm mạnh.

Đến nay, Argentina đã ghi nhận 3.031 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 145 người tử vong và 737 người đã khỏi bệnh. 

Châu Á

Thái Lan tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tích cực trong cuộc chiến chống Covid-19, với số tỉnh không có ca nhiễm mới trong vòng 14 ngày đã tăng lên 36 trong tổng số 77 tỉnh, thành cả nước. Đến nay, Thái Lan xác nhận có 2.811 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 48 ca tử vong và 2.108 người đã bình phục. Hiện chỉ còn 655 bệnh nhân vẫn đang điều trị tại các bệnh viện. Bangkok là địa phương có nhiều bệnh nhân nhất với 1.447 ca, tiếp theo là các tỉnh Phuket, Nonthaburi.

Tại Trung Quốc, giới chức y tế đang tăng cường năng lực xét nghiệm và điều trị các ca mắc Covid-19 ở các khu vực biên giới trong bối cảnh nước này đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc bệnh từ nước ngoài nhập cảnh.

Quan chức thuộc Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc, bà Guao Yanhong nhấn mạnh vấn đề kiểm soát dịch bệnh tại các vùng biên là một ưu tiên trong giai đoạn hiện nay và năng lực y tế tại một số vùng biên chưa đủ để đối phó với dịch. NHC yêu cầu các chính quyền những vùng cấp tỉnh có cửa khẩu biên giới đất liền lập kế hoạch ứng phó rõ ràng. Đến nay, nhiều nhóm chuyên gia y tế cùng với trang thiết bị thiết yếu đã được điều đến để hỗ trợ một số khu vực biên giới, như thành phố Tuy Phân Hà thuộc tỉnh Hắc Long Giang, vốn đang đối mặt với khó khăn do số ca mắc Covid-19 nhập cảnh gia tăng.

Tại Nhật Bản, một nguồn tin chính phủ cho biết, nước này sẽ gia hạn việc tạm ngừng cấp thị thực (visa) cho các công dân nước ngoài đến cuối tháng 5 tới, cho rằng hiện còn quá sớm để dỡ bỏ các lệnh hạn chế đi lại.    

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 tại Singapore: Từ kiểm soát đến bùng phát

(HNM) - Từ một quốc gia được coi là hình mẫu thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19 với các biện pháp quyết liệt và hiệu quả, Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ khó kiểm soát dịch bệnh khi liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục trong những ngày qua, đưa đảo quốc Sư tử trở thành điểm nóng về dịch bệnh tại khu vực Đông Nam Á.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com