Cuộc chiến thuế quan xuyên Đại Tây Dương

06/10/2019 02:15

MTNN (HNM) - Triển vọng tăng trưởng toàn cầu vốn đang chịu tác động bởi căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế hàng đầu nay lại càng có chiều hướng u ám hơn sau khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết “bật đèn xanh” cho Mỹ áp đặt thuế trừng phạt đối với Liên minh châu Âu (EU), với cáo buộc châu Âu trợ cấp bất hợp pháp cho hãng sản xuất máy bay Airbus. Động thái này không chỉ là bước ngoặt trong tranh chấp kéo dài giữa 2 hãng sản xuất máy bay lớn là Airbus và Boeing mà còn đe dọa châm ngòi cho một cuộc chiến thuế quan mới xuyên Đại Tây Dương.

(HNM) - Triển vọng tăng trưởng toàn cầu vốn đang chịu tác động bởi căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế hàng đầu nay lại càng có chiều hướng u ám hơn sau khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết “bật đèn xanh” cho Mỹ áp đặt thuế trừng phạt đối với Liên minh châu Âu (EU), với cáo buộc châu Âu trợ cấp bất hợp pháp cho hãng sản xuất máy bay Airbus. Động thái này không chỉ là bước ngoặt trong tranh chấp kéo dài giữa 2 hãng sản xuất máy bay lớn là Airbus và Boeing mà còn đe dọa châm ngòi cho một cuộc chiến thuế quan mới xuyên Đại Tây Dương. 

Cách đây 15 năm, xứ Cờ hoa đã kiện 4 nước EU là Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha trợ cấp bất hợp pháp hàng tỷ USD cho hãng Airbus, nhằm tạo thuận lợi trong cạnh tranh với hãng Boeing của Mỹ. Phán quyết vừa được WTO đưa ra cho phép Mỹ được quyền tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu trị giá 7,5 tỷ USD. Trước khi bất kỳ mức thuế nào được áp đặt, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO sẽ phải chính thức thông qua báo cáo trên của tổ trọng tài với một trình tự thủ tục kéo dài từ 10 đến 30 ngày. Dự kiến cơ quan này sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt vào ngày 14-10 để thông qua quyết định trên.

WTO đã “bật đèn xanh” cho Mỹ áp thuế trừng phạt đối với EU với cáo buộc trợ cấp bất hợp pháp cho Airbus.

Con số 7,5 tỷ USD là mức phạt cao kỷ lục mà WTO đưa ra trong vòng 24 năm kể từ khi thành lập tổ chức. Trước đó, vào năm 2004, Washington từng đề nghị tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh cho phép đánh thuế lên tới 11,2 tỷ USD nhằm vào hàng hóa của EU. Theo danh sách sơ bộ của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, các sản phẩm bị đánh thuế gồm: Các máy bay của Airbus với mức thuế 10%; các mặt hàng khác như nông sản và công nghiệp với mức thuế 25%. Các quan chức của văn phòng này cũng tiết lộ, phán quyết của WTO cho phép Mỹ đánh thuế tới 100%, song Washington không muốn thực hiện các biện pháp quá nặng nề, do vẫn đang tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp suốt 15 năm giữa 2 hãng sản xuất máy bay.

Việc WTO tuyên Mỹ thắng kiện trong vụ tranh chấp này được đánh giá là có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại quốc tế, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề mới đối với các doanh nghiệp và thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi các nhà sản xuất châu Âu còn đang đau đầu đối phó với mức thuế mới của Mỹ về nhôm và thép nhập khẩu, ông chủ Nhà Trắng Donald Trump lại tiếp tục đe dọa đánh thuế vào ô tô và phụ tùng xe hơi của EU. Chính quyền của Tổng thống D.Trump luôn khẳng định rằng, các biện pháp thuế quan đã mang lại hiệu quả trong việc đưa Trung Quốc lên bàn đàm phán thương mại và khiến Nhật Bản mở cửa thị trường nông sản, do đó Washington khó lòng bỏ qua cơ hội tiếp tục áp thuế trả đũa trợ cấp máy bay đối với Brussels.

Trong một tiến trình song song, châu Âu đang đề nghị WTO cho phép đánh thuế khoảng 10 tỷ USD hàng hóa Mỹ với cáo buộc tài trợ bất hợp pháp cho hãng Boeing, và dự kiến WTO sẽ ra quyết định vào năm tới. Trong một tuyên bố hồi đầu tuần, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom cho rằng, 2 bên đều hành động sai như nhau nhưng tăng thuế không phải là giải pháp, đồng thời thúc giục Washington tìm kiếm một thỏa thuận tổng thể về trợ cấp máy bay thay vì tung ra các đòn trừng phạt. Về phần mình, hãng Airbus cũng công bố một đoạn băng nhấn mạnh những đóng góp của hãng này đối với nền công nghiệp Mỹ. 

Các quan chức Mỹ nói rằng, quyết định tiếp theo sẽ tùy thuộc vào Tổng thống D.Trump, song hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng nào của triển vọng đàm phán từ Washington. Theo các nhà phân tích, dù bước đi tiếp theo của Mỹ và EU là gì, mọi quyết định đưa ra đều cần có sự tính toán kỹ lưỡng khi nhìn về đồng minh phía bên kia bờ Đại Tây Dương.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com