Xử lý vi khuẩn, nấm mốc trong không khí bằng ozone

09/04/2020 17:15

MTNN (HNM) - Khử khuẩn trong bệnh viện là thách thức lớn của ngành Y tế, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị xử lý vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường không khí bằng ozone với nhiều ưu việt.

(HNM) - Khử khuẩn trong bệnh viện là thách thức lớn của ngành Y tế, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị xử lý vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường không khí bằng ozone với nhiều ưu việt.

Dẫn phóng viên Báo Hànộimới đi xem chiếc máy tạo khí ozone và hệ thống khử khí ozone (dư) đang được đặt tại Khoa Các bệnh nhiệt đới, nơi tiếp nhận các bệnh nhân cách ly nghi nhiễm Covid-19 của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, ông Đinh Văn Mùi, cán bộ vận hành máy cho biết, máy tạo khí ozone và hệ thống khử khí ozone (dư) hoạt động rất hiệu quả. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, lượng người cách ly và ra, vào bệnh viện ngày một nhiều, nên hằng ngày, ông Mùi phải vận hành máy 2 lần (sáng và tối) để khử khuẩn không khí. Máy này được luân phiên đưa đi các khoa trong bệnh viện để khử khuẩn.

Theo ông Đinh Văn Mùi, máy tạo khí ozone và hệ thống khử khí ozone (dư) chỉ hoạt động ở phòng không có người và không có thiết bị điện tử phức tạp. Hằng ngày, sau khi trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, làm sạch sàn nhà và các bề mặt trong phòng khử khuẩn, ông Mùi vận hành máy và rời khỏi phòng. Khi nồng độ ozone trong phòng giảm xuống ngưỡng an toàn (<0,1ppm), mọi="" hoạt="" động,="" sinh="" hoạt="" mới="" được="" tiến="" hành="" trở="">

Theo bác sĩ Lê Hoàng Oanh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông), qua nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn ở bệnh viện cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn ở bệnh viện chiếm 3,65%. Thông thường, các bệnh viện diệt khuẩn bằng tia tử ngoại và bằng hóa chất và mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và hiểu được những ưu điểm của phương pháp diệt khuẩn bằng ozone (có khả năng diệt khuẩn ở mọi điểm ngóc ngách, vị trí bị che khuất), các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã cùng nhau nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật khử vi khuẩn, nấm mốc trong không khí bằng khí ozone, từ đó chế tạo thành công thiết bị xử lý vi khuẩn, nấm mốc dùng trong bệnh viện.

Chiếc máy này là sản phẩm của đề tài khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu xử lý vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường không khí bằng ozone ứng dụng tại cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội” do bác sĩ Lê Hoàng Tú, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là Chủ nhiệm, thực hiện trong thời gian 20 tháng, từ tháng 8-2018 đến tháng 3-2020.

Thiết bị tạo khí ozone và hệ thống khử khí ozone (dư), gồm 2 phần: Máy tạo khí ozone liên hoàn và máy khử khí ozone thừa bằng luân chuyển khí. Hệ thống thiết bị được Công ty cổ phần Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (VNCE) kiểm tra kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu theo thuyết minh.

Theo bác sĩ Lê Hoàng Tú, thực hiện đề tài này, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông mong muốn thiết kế, chế tạo được hệ thống thiết bị khử vi khuẩn, nấm mốc bằng ozone phù hợp với yêu cầu của bệnh viện cũng như đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế và mong muốn kết quả nghiên cứu này sẽ được triển khai áp dụng cho các bệnh viện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

GS.TS Đặng Thị Kim Chi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao kết quả của đề tài. Thiết bị đạt yêu cầu chất lượng so với thuyết minh được phê duyệt, đáp ứng nhu cầu trong nước, có hiệu quả kinh tế và có ý nghĩa về môi trường. Để thương mại hóa thiết bị, cần có thêm các đánh giá về một số chỉ tiêu thông số kỹ thuật, tối ưu hóa quy trình công nghệ, cải tiến mẫu mã và thực hiện các thủ tục lưu hành theo quy định của Bộ Y tế.

Theo ông Nguyễn Khắc Sự, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, việc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị xử lý vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường không khí bằng ozone là tín hiệu đáng mừng. Trong bối cảnh hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội luôn quan tâm, khuyến khích những nghiên cứu, đổi mới công nghệ nhằm hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Sở sẽ kết nối và hỗ trợ để đưa kết quả nghiên cứu này vào ứng dụng trong thực tế.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Việt Nam thử nghiệm truyền kháng thể của người khỏi bệnh để điều trị ca mắc Covid-19

(HNMO) - Ngày 8-4, theo tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đang chỉ đạo Viện Huyết học - Truyền máu trung ương cùng với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và hệ thống các bệnh viện chuyên ngành Huyết học tiến hành lấy máu và chiết tách huyết tương của những người bệnh đã khỏi bệnh.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com