Từ 1/7, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?

21/05/2024 10:10

MTNN Theo quy định hiện hành, mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được đóng tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. Từ 1/7, thực hiện chính sách cải cách tiền lương, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?

Theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ ngày 1/7 tới, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng 6%. Theo đó, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cũng có sự thay đổi.

Theo BHXH Hà Nội, theo quy định hiện hành, mức lương làm căn cứ đóng BHTN được đóng tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Từ 1/7 tới, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành. Theo đó, lương tối thiểu tháng tại các vùng tăng tương ứng như sau: Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng.

Khi mức tiền lương tối thiểu vùng tăng, tiền lương làm căn cứ đóng BHTN cũng sẽ tăng lên theo từng địa bàn áp dụng.

Cụ thể, mức lương đóng BHTN tối đa trong một tháng đối với từng vùng như sau: vùng I là 4,96 triệu x 20 tháng lương = 99,2 triệu đồng; vùng II là 88,2 triệu đồng; vùng III là 77,2 triệu đồng; vùng IV là 69 triệu đồng.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng BHTN được quy định: người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.

Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách Trung ương bảo đảm.

Như vậy, mức đóng BHTN cao nhất của vùng I là 2.976.000 đồng. Trong đó người lao động đóng 992.000 đồng/tháng; người sử dụng lao động 1% tương đương 992.000 đồng, 1% còn lại Nhà nước hỗ trợ đóng quỹ BHTN. Tương tự, các vùng còn lại (vùng II, III, IV) dựa trên mức lương tối thiểu vùng để đưa ra mức đóng.

Khi mức tiền lương tối thiểu vùng tăng, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng lên theo từng địa bàn áp dụng

Quy định về mức tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tiền lương đóng BHTN theo Luật Việc làm 2013 được chia thành 02 loại với điểm chung đều là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tuy nhiên có sự khác nhau về mức đóng tối đa, cụ thể như sau:

- Đối với nhóm người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: mức đóng tối đa cho trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở là bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: mức đóng tối đa mức cho trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng BHTN.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (theo Khoản 4, Điều 3 Luật Việt làm 2013).

Nhờ có các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp mà rất nhiều người lao động đã vượt quá khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, từ đó góp phần giúp ổn định thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ:

+ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn

+ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

- Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Chết.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;...

- Sổ BHXH.

- 2 ảnh 3 x 4.

- CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.

Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 17, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn hưởng BHTN (không cần là nơi người lao động đã làm việc).

L.Vũ (th)
Nguồn giadinh.suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tu-1-7-muc-luong-dong-bao-hiem-that-nghiep-toi-da-la-bao-nhieu-17224052015351467.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com