Tiêu thụ tài nguyên toàn cầu lần đầu tiên đạt 100 tỷ tấn/năm

21/01/2020 18:15

MTNN Theo báo cáo Circularity Gap 2020 công bố ngày 21-1, thế giới đang sử dụng hơn 100 tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên mỗi năm, lần đần đầu tiên đạt ngưỡng tiêu thụ này trong khi việc tái chế nguyên liệu thô toàn cầu đang giảm, khiến các nhà nghiên cứu cảnh báo về một "thảm họa toàn cầu”.

Theo báo cáo Circularity Gap 2020 công bố ngày 21-1, thế giới đang sử dụng hơn 100 tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên mỗi năm, lần đần đầu tiên đạt ngưỡng tiêu thụ này trong khi việc tái chế nguyên liệu thô toàn cầu đang giảm, khiến các nhà nghiên cứu cảnh báo về một "thảm họa toàn cầu”.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AIMN)

Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Cicle Economy (có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan) dựa trên các số liệu mới nhất cho biết các nguồn tài nguyên phục vụ kinh tế thế giới tăng hơn 8% chỉ trong 2 năm, từ 93 tỷ tấn vào năm 2015 lên 100,6 tỷ tấn vào năm 2017. Trong khi đó, tỷ lệ khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, kim loại và sinh khối đưa vào nền kinh tế để tái sử dụng đã giảm, từ mức vốn rất khiêm tốn là gần 9,1% xuống còn 8,6%.

Từ năm 1970, dân số thế giới đã tăng gấp đôi, nền kinh tế toàn cầu tăng gấp 4 lần, và thương mại tăng 10 lần, một lộ trình không ngừng làm tăng nhu cầu về năng lượng và tài nguyên. Tài liệu trên cũng dự báo việc sử dụng nguyên liệu toàn cầu được sẽ tăng lên mức 170-184 tỷ tấn vào giữa thế kỷ này.

Giám đốc của tổ chức trên, cũng là tác giả báo cáo, ông Marc de Wit cho biết: "Không quốc gia nào đáp ứng nhu cầu tối thiểu của công dân nước mình mà bảo đảm vận hành trong giới hạn sinh học của hành tinh này".

Về phần mình, Giám đốc điều hành (CEO) Harald Friedl nhận định: "Đây thực sự là một tin tồi tệ khi bắt đầu năm mới, cho thấy một điều duy nhất là cần phải hành động”. Ông kêu gọi tăng cường hành động để giữ mức tăng nhiệt toàn cầu trong giới hạn trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Theo ông Friedl, các chính phủ cần đi đầu trong việc thay đổi các nền kinh tế của mình, bằng cách phối hợp các chiến lược quay vòng tái sử dụng, làm việc với các doanh nghiệp, các nhóm môi trường và giới học giả, và tạo ra các lộ trình quốc gia cụ thể. Báo cáo trên cho biết đến nay, 13 quốc gia châu Âu đã thông qua các lộ trình như vậy và năm 2019, Colombia đã trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên khởi động một chính sách tương tự.

Các tác giả báo cáo trên cho biết để cải thiện mức sống, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp, thế giới phải tăng nguồn tài nguyên tái tạo trong khi bảo vệ các hệ sinh thái cung cấp nước sạch, không khí và đất. Báo cáo cho biết các nước giàu tiêu thụ tài nguyên nhiều gấp 10 lần (tính trên đầu người) so với các nước đang phát triển, và thải ra nhiều rác hơn. 

Vì vậy, các nước giàu cần "chịu trách nhiệm về tác động của hoạt động xuất, nhập khẩu của mình”. Báo cáo trên cũng ghi nhận tỷ lệ tái chế cao hơn tại các nước nghèo hơn, khi rác có thể "tạo ra một nguồn thu nhập giá trị đối với những người lao động không chính thức”. Chẳng hạn, Trung Quốc có những công viên công nghiệp sinh thái tiêu biểu, ở đó rác thải của một công ty trở thành nguyên liệu đầu vào cho một công ty khác.

Nhiều nhóm môi trường cũng nhấn mạnh để giảm rác thải và khí thải gây hiệu ứng nhà kính và quản lý tốt tình trạng biến đổi khí hậu, các nền kinh tế cần tăng cường tái sử dụng và tái chế các sản phẩm.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu nhằm bảo đảm cho việc phòng ngừa, hạn chế tối đa sự cố tràn dầu xảy ra, sẵn sàng ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu, giảm thiệt hại thấp nhất về kinh tế - xã hội và môi trường do sự cố tràn dầu gây ra.

Trời âm u khiến chất lượng không khí ở mức kém và xấu

(HNMO) - Sáng 21-1, chất lượng không khí tại nhiều khu vực ở Hà Nội đã chuyển ngưỡng xấu (màu đỏ) - mức 4/6 trong thang đo chất lượng không khí. Ở mức này, không khí sẽ tác động không tốt đến sức khỏe người dân, đặc biệt là những người ở trong nhóm nhạy cảm: Người già, trẻ em và những người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com