Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đóng cửa những trường đại học chất lượng kém kéo dài, chuẩn bị lộ trình đại học "vệ tinh"

07/08/2019 04:57

MTNN Đóng cửa các trường đại học chất lượng kém kéo dài, giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, nâng cao giáo dục đạo đức lối sống,… đó là những chỉ đạo trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị trực tuyến sáng 6/8, về Tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020.

Đóng cửa các trường đại học chất lượng kém kéo dài, giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, nâng cao giáo dục đạo đức lối sống,… đó là những chỉ đạo trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị trực tuyến sáng 6/8, về Tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020.

Đóng cửa các trường đại học chất lượng kém kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có những chỉ đạo cụ thể trong hội nghị trực tuyến: “Đẩy mạnh sắp xếp lại các trường sư phạm tập trung vào các trường đại học sư phạm trọng diểm, các trường khác phải có lộ trình làm "vệ tinh" bồi dưỡng giáo viên cho trường trọng điểm.

Các trường sư phạm phải gắn kết chặt chẽ đào tạo hệ thống giáo viên với nhu cầu xã hội. Địa phương phải đặt hàng các trường sư phạm về cơ cấu và chất lượng.

Các cơ sở giáo dục đại học phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn để đảm bảo chất lượng điều kiện, hiện nay, nhiều trường không đảm bảo điều kiện chất lượng, hạ điểm chuẩn thấp, vơ vét học sinh đầu vào; mượn giáo viên cơ hữu; điều kiện không đủ về phòng học, dẫn đến chất lượng đào tạo giáo dục đại học thấp.

Bộ GD&ĐT phải tiến hành kiểm tra lại các trường đại học “hữu danh vô thực”, yêu cầu trình Chính phủ đóng cửa những cơ sở giáo dục chất lượng kém kéo dài. Trường đại học phải là nơi đào tạo ra những cán bộ làm việc, hội nhập sâu rộng chứ không phải chỉ để lấy bằng”.

Giáo dục - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đóng cửa những trường đại học chất lượng kém kéo dài, chuẩn bị lộ trình đại học 'vệ tinh'

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát, đóng cửa những trường đại học chất lượng kém kéo dài.

Theo Thủ tướng, hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, kinh tế mũi nhọn còn thiếu, du lịch, công nghệ thông tin, nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao… Đào tạo là phục vụ nhu cầu lao động, cơ cấu ngành học trong nhà trường chưa phù hợp, phải chú ý đầu ra phục vụ đất nước, chỉ có 10% chương trình tiên tiến có liên kết quốc tế chất lượng cao.

Giải quyết thiếu quỹ đất, thừa thiếu giáo viên cục bộ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ rõ những hạn chế của giáo dục trong năm qua: “Hiện nay, công tác rà soát sắp xếp hệ thống giáo dục còn bất cập, thừa thiếu, học sinh phải đi học xa nhà, tức là cơ học trong sắp xếp gây khó khăn cho học sinh phụ huynh.

Bên cạnh tiến bộ, công tác quản lý giáo dục nói chung chậm đổi mới. Xã hội hóa nguồn lực chưa đáp ứng được, là vấn đề cần quan tâm, đầu tư hơn. Nhiều địa phương chưa quan tâm quỹ đất để thiết kế trường học, nhất là mầm non, ít quan tâm đến những thiết chế văn hóa nói chung trong đó có giáo dục.

Các địa phương rà soát lại quy hoạch mạng lưới trường, lớp nhất là hệ thống mầm non phổ thông phù hợp tạo điều kiện cho con em toàn dân, một nền giáo dục hướng đến toàn dân nâng cao dân trí. Yêu cầu bố trí đủ quỹ đất để xây dựng đủ hệ thống giáo dục, nhất là mầm non, giải quyết dứt điểm thiếu trường lớp mầm non tại các khu vực kinh tế, công nghiệp. Không giải quyết được thì hậu quả rất lớn, “tắc đường” phát triển.

Thừa thiếu giáo viên cục bộ nhất là giáo viên mầm non, nhiều địa phương chỉ bố trí giáo viên theo định mức quy định nên dẫn đến quá tải, áp dụng quá máy móc. Ở đâu có học sinh thì phải bố trí giáo viên cần thiết, thúc đẩy quy hoạch nhưng đừng để gây khó khăn cho học sinh và phụ huynh”.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh: “Hiện nay, mỗi năm, toàn ngành giáo dục có gần 20.000 giáo viên nghỉ hưu, chỉ tiêu đào tạo giao trên 50.000 giáo viên/năm, Nhà nước bao cấp hết, như vậy là số lượng quá nhiều, mà suất học bổng thấp, chất lượng không cao, sư phạm không hấp dẫn, chất lượng ngày càng kém.

Chúng ta phải “làm lại bài toán này”, nắm sát nhu cầu giáo viên địa phương trong 5-10 năm tới, địa phương cần đặt hàng đào tạo giáo viên, các trường tốt sẽ được đặt hàng, bên cạnh đó, bồi dưỡng lại thường xuyên chất lượng giáo viên. Gắn với đó, mở hệ thống trường phổ thông nhiều cấp, đây là một điểm rất quan trọng”.

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách

Về giáo dục lối sống, đạo đức trong học đường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ rõ: “Giáo dục Việt Nam hiện nay, dạy văn hóa được quốc tế đánh giá khá tốt nhưng dạy đạo đức lối sống, dạy làm người chưa được chú trọng, còn nhiều bất cập, một số bộ phận vi phạm đạo đức, lối sống gây bức xúc xã hội. Một bộ phận giáo viên sa sút đạo đức nhà giáo, thông đồng nâng điểm, ngược đãi học sinh…

Thầy cô gương mẫu là tấm gương đạo đức quý báu nhất, mẫu mực nhất cho học sinh về đạo đức; các tổ chức quần chúng cũng có trách nhiệm phối hợp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên; đưa mô hình tốt, tấm gương tốt nhân rộng”.

“Đối với công tác tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, cần bám sát 3 khẩu hiệu: “Thi đua dạy tốt học tốt”, “tiên học lễ hậu học văn”, “tất cả vì học sinh thân yêu”; và thực hiện bám sát 5 điều Bác Hồ dạy. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát giảm áp lực hành chính cho giáo viên, tránh bệnh thành tích,… Làm sao để giáo dục đạo đức được chú trọng hơn nữa, tăng cường giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình và xã hội, tăng cường kết nối với phụ huynh để tránh tình trạng “khoán gọn” cho nhà trường”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Giáo dục - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đóng cửa những trường đại học chất lượng kém kéo dài, chuẩn bị lộ trình đại học 'vệ tinh' (Hình 2).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức, lối sống.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Ngành giáo dục chúng ta có nhiều thách thức, nhưng cũng đã đạt nhiều kết quả đáng mừng, nhất là trong kỳ thi THPT Quốc gần đây, nền nếp hơn, chất lượng hơn so với năm trước.

Không có một kỳ tích kinh tế xã hội nào diễn ra mà không gắn với đột phá giáo dục, đất nước muốn phát triển bền vững phải gắn với giáo dục đào tạo, “cốt cách hàng đầu”.

Năm qua, chúng ta đã tạo ra một hành lang pháp lý khá tốt khá rõ ràng cho giáo dục đào tạo, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục (sửa đổi); thành công trong phổ cập giáo dục mầm non, 99,98% trẻ em 5 tuổi đến trường trên 1,7 triệu trẻ; chất lượng đại trà và mũi nhọn của ngành đều tăng, đó là nền tảng rất đáng mừng. Với cuộc thảo luận sôi nổi về tổ chức các kỳ thi, kỳ thi năm nay là một ấn tượng tốt, công khai minh bạc khách quan chặt chẽ, được xã hội tin tưởng hơn.

Quan trọng nhất là sự chuyển mình về nhận thức của các cấp ủy chính quyền và người dân về vai trò của giáo dục, trước đây có một số vùng trũng về giáo dục, nay đã vươn mình lên, đó là điểm rất quan trọng”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh lộ trình đổi mới giáo dục không thể nóng vội. Trong lộ trình đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia đặt ra trong 6 năm, thực hiện cuốn chiếu. Chính vì vậy không bao giờ hoàn mỹ, trục trặc ở 3 tỉnh trong kỳ thi 2018, nhiều ý kiến cho rằng nên thay đổi lộ trình này, tuy nhiên, không phải vì một vài hiện tượng mà khái quát cả lộ trình, làm lệch lộ trình.

“Giáo dục phải tiếp thu xu thế của thời đại, giáo dục phổ thông trước hết phải đủ trường lớp, thầy cô giáo để đảm bảo quyền lợi cho học sinh theo các tiêu chí: trước hết, không phân biệt đầu vào, hiện nay, việc thi vào đầu cấp vẫn còn rất căng thẳng; nhà nước lo chung, các trường công, lo cho người yếu thế (dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, khuyết tật…), còn việc chú trọng đào tạo nhân tài, đào tạo chất lượng cao dành cho toàn xã hội, nhà nước không bao cấp hết được.

Trường học phổ thông không đơn thuần là một thiết chế của chính quyền mà của toàn cộng đồng. Cơ sở vật chất trong mỗi trường học sẽ không phải câu chuyện mỗi viên gạch cũng phải do chính quyền địa phương đầu tư ngân sách.

Bên cạnh đó, đối với đại học, tự chủ bắt nguồn từ chuyên môn, nhân sự, tài chính, không có nghĩa là nhà nước cắt ngân sách mà chuyển từ “cào bằng” sang tập trung vào những trường có chất lượng. Trường đại học không chỉ là nơi truyền tri thức mà phải là sáng tạo tri thức.

Để phát triển toàn diện ngành giáo dục, cần nhìn nhận đúng, tin tưởng Nghị quyết, lộ trình kiên trì, nỗ lực liên tục và cần có sự chung tay của toàn xã hội”, Phó Thủ tướng cho biết.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiết lộ mức học phí khó tin tại trường Quốc tế Gateway có học sinh tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón

Tối 6/8, một em học sinh lớp 1 của trường quốc tế Gateway có mức học phí bậc tiểu học hơn 117 triệu đồng đã tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường khiến dư luận xôn xao, đặt nhiều dấu hỏi về sự chuyên nghiệp, trách nhiệm của nhà trường.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com