45 tấn chất thải cực độc được tiêu hủy thành công
Giái pháp thu gom xử lý dầu nhiễm PCB bằng công nghệ Đồng xử lý trong lò nung xi măng là phương pháp hiệu quả để tiêu hủy chất thải nhiễm PCB. Ở nhiệt độ cao 1.800 - 2.000 độ C, thời gian lưu cháy dài (khoảng 8 giây), trên 99,9999 % PCB sẽ được phân hủy hoàn toàn.
Quy trình thu gom, xử lý được thực hiện nghiêm ngặt đúng theo quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế (Nguồn ảnh: Dân trí)
-> Phát hiện gần 100 tấn chất thải nguy hại tuồn về cảng ở Hải Phòng
PCB từng được tôn vinh trong quá khứ như một loại phụ gia lý tưởng của chất cách điện, cách nhiệt trong các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, trong chất lỏng thủy lực cho các các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện cho đến khi được phát hiện là nguyên nhân gây ra nhiều thảm họa môi trường tại Nhật, Mỹ, và nhiều nước khác.
Độ độc của một số đồng phẳng của PCB chỉ kém 10 lần loại dioxin có tính độc cao nhất. Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC) đã xếp PCB vào nhóm 2A, là nhóm hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư.
Dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam” thuộc khuôn khổ các hoạt động thực hiện công ước Stockholm tại Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cùng Ngân hàng Thế giới triển khai, sử dụng nguồn tài trợ từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF).
Dự án giúp xây dựng năng lực quốc gia của Việt Nam nhằm quản lý PCB và lưu trữ an toàn một lượng lớn PCB tại các tỉnh nhằm tiêu hủy trong tương lai.
Phòng tránh PCB như thế nào?
PCB thường được tìm thấy trong mỡ cá và động vật vỏ cứng (Nguồn ảnh: Công thương)
Polychlorinated biphenyls (PCB) là tên hóa học chung dùng để chỉ các loại hợp chất hóa học được sử dụng như một loại phụ gia của dầu cách điện trong các thiết bị điện như máy biến thế, tụ điện... Ngoài ra, chúng còn được dùng làm chất lỏng thủy lực, chống cháy nổ, phụ gia trong mực in. Khoảng năm 1980, PCB được phát hiện có ảnh hưởng độc hại tới các bộ phận của con người như gan, nội tiết, thần kinh, sinh sản… Trong thành phần của PCB có chứa chất độc hại chỉ đứng sau dioxin. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, PCB có thể gây ung thư ở người, gây ô nhiễm nóng - nghĩa là môi trường bị nhiễm bẩn khi phân hủy nhiệt PCB.
Để phòng tránh phơi nhiễm PCB, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân nên thay thế các đồ gia dụng cũ như tivi, tủ lạnh cũ từ những năm 90 trở về trước; tránh ăn các loại cá, động vật vỏ cứng, các thực phẩm nhiều chất béo, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trứng không rõ nguồn gốc, đặc biệt từ các khu vực có rò rỉ dầu, nghi nhiễm PCB.
Đối với người lao động tại các doanh nghiệp có thiết bị chứa PCB hoặc nghi chứa PCB, cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân thích hợp để bảo vệ cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với PCB…
Người dân nên tránh sinh sống gần các khu vực đốt chất thải và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, trầm tích và nước xung quanh khu vực chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại, khu công nghiệp, kho lưu giữ dầu máy biến áp cùng các kho lưu giữ thuốc bảo vệ thực vật...
-> Hải Phòng: Xuất hiện chất thải lạ ở khu công nghiệp Nam Cầu Kiền
Video: Loay hoay xử lý 7.000 lít chất siêu độc PCB ở Quảng Ninh (Nguồn: VTC)