Khôi phục các dòng sông “chết”: Trách nhiệm chung của các bộ, ngành, địa phương

20/08/2024 14:48

MTNN Để cải thiện hiệu quả môi trường sông, nhất là phục hồi các dòng sông “chết,” thời gian tới cần phải có sự vào cuộc của tất cả các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là các địa phương để cùng xử lý nguồn thải, tạo được dòng chảy sạch.

Chất lượng nước tại nhiều lưu vực sông vẫn đang ở mức báo động, một số sông ô nhiễm nghiêm trọng (như sông Nhuệ - Đáy, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải,…), ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân.

Từ thực tế trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất với Thủ tướng Chính phủ thành lập 5 ủy ban lưu vực sông để gắn trách nhiệm chung của các bộ, ngành, địa phương, qua đó triển khai đồng bộ các giải pháp từ thu gom, xử lý triệt để nước thải sinh hoạt đến khâu tạo nguồn dòng chảy sạch.

Sông Nhuệ

Cần sự vào cuộc các bộ, ngành, địa phương

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - ông Châu Trần Vĩnh cho biết thời gian qua, mặc dù các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để phục hồi các dòng sông “chết,” tuy nhiên thực tế cho thấy việc phục hồi các dòng sông ô nhiễm hiện mới thực hiện một cách đơn lẻ, chưa có giải pháp tổng thể.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, nhiều khu, cụm công nghiệp vẫn còn tình trạng xả thải ra các dòng sông, trong khi Nhà nước chưa đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hiện mới chỉ có 17% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý trên toàn quốc. Con số này càng trở nên đáng báo động hơn khi cả nước mới có 30,3% số cụm công nghiệp và 16,1% các làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Do phải tiếp nhận nhiều nguồn thải, các sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Tô Lịch, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải,… đã và đang bị ô nhiễm nặng.

Chỉ riêng lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nguồn thải từ thành phố Hà Nội chiếm tới 65%. Trong đó nước thải sản xuất và làng nghề toàn sông Nhuệ - Đáy có khoảng 1.982 nguồn xả thải (trong đó 1.662 nguồn thải là cơ sở sản xuất, kinh doanh; 39 nguồn thải là khu công nghiệp, cụm công nghiệp).

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường hệ thống quan trắc và phân tích môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Hiện nay có 5 điểm quan trắc tự động, 42 điểm quan trắc định kỳ môi trường nước mặt. Các điểm xả thải có lưu vực lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng đã được thiết lập quan trắc thường xuyên và liên tục, kết nối dữ liệu online.

Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục khánh thành Trung tâm tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và điều hành mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia; cam kết thực hiện việc đánh giá sức chịu tải của các dòng sông, với quan điểm sẽ trao đổi với các địa phương có giải pháp xử lý phù hợp.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng lưu ý để cải thiện hiệu quả môi trường sông, nhất là phục hồi các dòng sông “chết,” thời gian tới cần phải có sự vào cuộc của tất cả các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là các địa phương để cùng xử lý nguồn thải, tạo được dòng chảy sạch.

Đề xuất thành lập 5 ủy ban lưu vực sông

Về giải pháp, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra một số phương án phục hồi các dòng sông. Đầu tiên là các địa phương cần bắt tay vào thu gom, xử lý triệt để nước thải sinh hoạt từ khu dân cư đồng thời thu gom cả nước thải ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp phát sinh từ phân bón, thuốc trừ sâu.

Tiếp đến, theo ông Vĩnh, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tạo nguồn dòng chảy cho sông. Tuy nhiên để làm được việc trên, các địa phương cần phải đề xuất cơ chế, chính sách, thu hút nguồn lực, bởi việc phục hồi dòng sông “thành” hay “bại” chính là cơ chế để vận hành.

“Việc xây dựng một công trình thu gom, xử lý nước thải, trạm bơm tiếp nước không khó nhưng để duy trì nó thì cần phải có cơ chế rõ ràng cho nhà đầu tư tham gia xử lý, vận hành,” ông Vĩnh nêu quan điểm.

Hiện nay, Cục Quản lý tài nguyên nước đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường đề án thí điểm phục hồi các dòng sông, bao gồm thu gom, xử lý nước thải. Đề án dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2025.

Theo Cục Quản lý tài nguyên nước, Đề án thí điểm phục hồi các dòng sông sẽ có hai phương án. Nếu được thông qua và có đủ nguồn lực thì trong vòng khoảng 5-7 năm sẽ giải quyết được ô nhiễm ở nhiều dòng sông.

Cụ thể, phương án thứ nhất là thí điểm ngay vào kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm, sau đó triển khai mở rộng ra sông Nhuệ, Đáy và các sông nội đô Hà Nội. Phương án thứ hai là triển khai chương trình tổng thể trên toàn quốc đó là rà soát, thống kê, lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt sau đó trình Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, một giải pháp khác để phục hồi các dòng sông “chết" là việc quản lý các dòng sông phải theo lưu vực, thay vì quản lý theo địa bàn hành chính.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ thành lập 5 Ủy ban lưu vực sông (sông Hồng - Thái Bình, sông sông Bắc Trung Bộ, sông Nam Trung Bộ, sông Đông Nam Bộ và sông Mekong) để gắn trách nhiệm chung của các tỉnh và các bộ, ngành.

Dự kiến trong ủy ban lưu vực sông sẽ có lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo đồng bộ, liên tục, vận hành, điều phối liên ngành chứ không còn là trách nhiệm của một ngành, một đơn vị./.

Nguồn suckhoemoitruong.com.vn
Link bài gốc

https://suckhoemoitruong.com.vn/khoi-phuc-cac-dong-song-chet-trach-nhiem-chung-cua-cac-bo-nganh-dia-phuong-24200.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phú Thọ: Công ty xả khí độc ra môi trường bị xử phạt 854 triệu đồng

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đất đai và tài nguyên nước đối với Công ty Cổ phần Sara Phú Thọ. Theo đó, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra một số tồn tại, đồng thời xử phạt công ty này 854 triệu đồng.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com