Khẩn trương thúc đẩy đề án đào tạo nhân lực cho ngành điện hạt nhân

08/01/2025 08:36

MTNN Sau khoảng thời gian rất nhiều năm mới khởi động lại dự án điện hạt nhân, nên Việt Nam phải có chương trình tổng thể hơn, không phải chỉ tập trung vào 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận mà còn thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân với nhiều nhà máy hơn.

Cần thúc đẩy đề án về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện hạt nhân

Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực cho điện hạt nhân tại buổi Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 7/1, ông Trần Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết: Theo báo cáo của Tổ chức Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) và một số tập đoàn, cơ quan trong lĩnh vực điện hạt nhân, nếu Việt Nam dự kiến có 2 tổ máy công suất 2x1000 MW, cần 600 - 1.200 người người có trình độ trung cấp, đại học thuộc các chuyên ngành khác nhau. Chúng ta cần từ 5-10 năm để đào tạo.

Ngoài ra, còn rất nhiều người liên quan đến lĩnh vực chuyên sâu của ngành an toàn hạt nhân như: Kiểm soát an toàn bức xạ, quản lý dự án và lãnh đạo nhà máy, vận hành, điều hành các lò bảo trì, hỗ trợ các dịch vụ khác.

"Như vậy, hai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận khi triển khai, nhu cầu cần khoảng 2.400 người. Ngoài ra, còn các nguồn nhân lực hỗ trợ khác, ví dụ như cần có chuyên gia liên quan đến các chuyên ngành về luật và các chuyên gia nghiên cứu phát triển, chuyên gia phục vụ công tác nghiên cứu quản lý... 

Số lượng nhân lực này chưa tính đến nhân lực phục vụ công tác quản lý nhà nước tại các viện nghiên cứu, đội ngũ giảng viên trong cơ sở giáo dục, nếu tính bình quân mỗi 12 nhân lực trong ngành điện hạt nhân cần 1 nghiên cứu viên và 20 sinh viên cần 1 giảng viên, nhu cầu nhân lực cho nhóm này thêm khoảng 250 người", ông Trần Minh thông tin.

Thúc đẩy đề án đào tạo nhân lực cho ngành điện hạt nhân

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho dự án điện hạt nhân, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo cho các đơn vị liên quan, trong đó, có Vụ Khoa học và Công nghệ, tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng để triển khai, tham mưu cấp có thẩm quyền, thúc đẩy đề án về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện hạt nhân.

Bổ sung thêm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng: Trước đây, để chuẩn bị triển khai 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển điện hạt nhân đã được chú trọng. Việt Nam cũng đã gửi cán bộ đi đào tạo và thực hiện đúng theo Đề án 1558 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Nhưng sau khoảng thời gian rất nhiều năm mới khởi động lại, nên Việt Nam phải có một chương trình tổng thể hơn, không phải chỉ tập trung vào 2 nhà máy này, mà còn thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân với nhiều nhà máy hơn. 

Nguồn nhân lực phải chia làm 3 nhóm: Nhóm phụ trách liên quan đến quản lý nhà nước; nhóm liên quan nghiên cứu khoa học; nhóm liên quan đến vận hành trực tiếp nhà máy. Việt Nam cũng cần tính đến nguồn từ các chuyên gia, kể cả trong nước, nước ngoài, để không chỉ phục vụ nhà máy điện hạt nhân mà còn phục vụ cho các dự án năng lượng tái tạo.

Theo thông tin thống kê, đến năm 2017 (trước khi dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-QH của Quốc hội), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử tổng cộng 429 sinh viên đi học các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân tại các trường đại học của Liên Bang Nga, trong đó có 80 sinh viên là người Ninh Thuận; EVN đã cử tổng cộng 31 sinh viên đi học các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân, cử đi đào tạo lớp cán bộ khung gồm 24 kỹ sư tại Nhật Bản, đã làm việc với ROSATOM (Tập đoàn Năng lượng hạt nhân của Liên Bang Nga) để xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cho Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

 

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/khan-truong-thuc-day-de-an-dao-tao-nhan-luc-cho-nganh-dien-hat-nhan-102250107203153724.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com