Khẩn cấp ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa, lũ

03/09/2019 11:15

MTNN (HNMO) - Khoảng 4h sáng mai (3-9), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, di chuyển nhanh về phía vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, tạo ra nhiều nguy cơ thiệt hại đối với các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ…

(HNMO) - Khoảng 4h sáng mai (3-9), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, di chuyển nhanh về phía vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, tạo ra nhiều nguy cơ thiệt hại đối với các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ… 

 Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai họp bàn biện pháp ứng phó áp thấp nhiệt đới trong ngày 2-9.

Tiềm ẩn nhiều thiệt hại

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 2-9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã di chuyển đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 4h ngày 3-9, tâm bão nằm trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam; sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Đến 16h ngày 3-9, tâm bão cách đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam khoảng 150km về phía Đông Bắc và giữ nguyên sức gió...

Ngoài ra, trên khu vực giữa Biển Đông cũng đã hình thành áp thấp nhiệt đới khác; sức gió vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo đến 16h ngày 3-9, tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 150km về phía Đông.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên từ ngày 2-9 đến 6-9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi xảy ra mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt; khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to, lượng mưa 200-300mm/đợt. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên đối diện nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt.

Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện có 237 vị trí đê điều trọng điểm, xung yếu; 86 công trình đê điều đang thi công dở dang. Đặc biệt, do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Thanh Hóa, Đắk Nông đã xảy ra 7 sự cố về đê điều, hồ chứa thủy lợi... Trong khi đó, các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện còn khoảng 25.000ha, các tỉnh Nam Trung Bộ còn 76.000ha lúa đến kỳ nhưng chưa thu hoạch xong… Với dự báo trên, các tỉnh Trung Bộ có khả năng bị ngập úng khoảng 19.000ha lúa; trong đó, tỉnh Thanh Hóa 8.000ha, Nghệ An 6.500ha, Hà Tĩnh 4.500ha.

Ngoài ra, trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa còn hàng chục nghìn tàu thuyền và hàng trăm nghìn lao động đang hoạt động; trong đó, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa có 52 tàu, với 340 lao động, các vùng biển khác có 6.619 tàu, với 42.199 người.

Khẩn trương ứng phó 

Trước diễn biến trên, ngày 2-9, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố khu vực ven biển và Tây Nguyên, các bộ, ngành liên quan thông báo cho các thuyền trưởng, chủ phương tiện hoạt động trên biển thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới để khẩn trương di chuyển tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố khẩn trương kiểm tra, rà soát phương án bảo đảm an toàn công trình đê điều, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc; tập trung thu hoạch diện tích lúa, cây trồng đã đến kỳ thu hoạch; chủ động tiêu thoát nước đệm bảo vệ sản xuất; tập trung xử lý các công trình đã bị sự cố; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống.

Thực hiện chỉ đạo, Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, tính đến 16h ngày 2-9, Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 tàu thuyền, phương tiện, với 317.699 lao động đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động vòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, bảo đảm an toàn…

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị huy động 377.479 cán bộ, chiến sĩ và 1.380 ô tô, 127 xe đặc chủng, 29 tàu, 794 xuồng các loại sẵn sàng hỗ trợ các tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng ứng phó với áp thấp nhiệt đới; đồng thời, hỗ trợ nhân dân khắc phục nhanh hậu quả bão số 4, thu hoạch lúa… Hiện các địa phương đang tập trung triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Ngày 1-9, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 14/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, hệ thống Đài Thông tin duyên hải.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com