Hà Nội: Triển khai nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy

26/10/2020 13:00

MTNN (HNMO) – Chiều 23-10, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về kết quả triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy giai đoạn 2008-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

(HNMO) – Chiều 23-10, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về kết quả triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy giai đoạn 2008-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND thành phố Hà Nội.

Dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ lưu vực môi trường sông Nhuệ, sông Đáy Hà Nội; lãnh đạo Tổng cục Môi trường và các sở, ngành thành phố.

Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy có diện tích tự nhiên 7.388km², nằm trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Sông Nhuệ có chiều dài 74km, sông Đáy dài khoảng 237km...

Trong giai đoạn 2008-2020, để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã có liên quan tích cực triển khai nhiều giải pháp quản lý và cải thiện chất lượng môi trường trên lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề quy mô lớn, bảo đảm chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường; các dự án đầu tư cải tạo, nạo vét và xây dựng hệ thống thủy lợi thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy; các dự án bổ sung nguồn nước sông, các công trình tiêu thoát nước...

Ngoài ra, thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270.000m³/ngày đêm; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề Phùng Xá (huyện Mỹ Đức) 500m³/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải Vân Canh 4.000m³/ngày đêm, Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) 8.000m³/ngày đêm... 

Tuy nhiên, do nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề... trên địa bàn Hà Nội lớn nên nước sông Nhuệ, sông Đáy vẫn chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt là vào mùa khô.

Để giải quyết từng bước, đồng bộ về vấn đề ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy. Chính phủ và các bộ, ngành ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho Hà Nội và các địa phương cải tạo môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy... 

Đoàn công tác kiểm tra tại Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà (xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức).

Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo lòng dẫn sông Đáy để sớm làm "sống lại" sông Đáy về mùa kiệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cho xây dựng hệ thống hành lang cây xanh hai bên bờ sông Nhuệ, sông Đáy đồng bộ tại các địa phương nhằm góp phần bảo vệ môi trường...

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đánh giá cao những giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đã và đang được thành phố Hà Nội thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường trên lưu vực các sông này chưa giảm, nhất là vào mùa khô. 

Để hạn chế ô nhiễm, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị thành phố Hà Nội và các địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ giải pháp trong xử lý chất thải, đặc biệt phải “luật hóa” quy trình xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường.

Trong giai đoạn tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ dành thêm nguồn lực để đầu tư hệ thống xử lý nước thải dọc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy nhằm góp phần cải thiện môi trường cho hai sông.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị 5 địa phương trên lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy tiếp tục phối hợp tốt trong kiểm soát, xử lý nguồn thải ra môi trường; đồng thời, cơ quan quản lý của các địa phương tăng cường phối hợp với Tổng cục Môi trường để xây dựng các giải pháp mới cải tạo chất lượng môi trường trên lưu vực hai sông. 

Tại buổi làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội thống nhất tổ chức tổng kết Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy giai đoạn 2008-2020 trên địa bàn Hà Nội vào trung tuần tháng 12-2020.

Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đi kiểm tra Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức).

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dẹp nạn đổ phế thải trên Đại lộ Thăng Long

(HNM) - Như Báo Hànộimới đã phản ánh trong số báo ra ngày 9-7-2020, lâu nay, dọc hai bên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, đoạn qua địa bàn 4 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, thường xuyên tồn tại tình trạng đổ trộm phế thải, chất thải, gây mất vệ sinh môi trường. Quay lại khu vực này sau hơn 2 tháng, chúng tôi nhận thấy, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Hy vọng rằng, việc phân cấp trong công tác quản lý vệ sinh môi trường cùng sự quyết liệt của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sẽ xử lý được tình trạng này.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com