Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với suy thoái đất và ô nhiễm môi trường

14/10/2024 11:10

MTNN Là vựa lúa của Việt Nam, hằng năm sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ 24 - 25 triệu tấn, đóng góp tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu và mang về giá trị vài tỷ USD. Với việc thâm canh liên tục, chạy theo sản lượng trong thời gian dài đã khiến cho đất trồng lúa ở ĐBSCL bị bạc màu, suy thoái, nhiều vùng đất năng suất lúa giảm trầm trọng. Những vấn đề trên đã và đang tác động tiêu cực đến nông nghiệp của vùng, gây lãng phí tài nguyên, tăng phát thải khí nhà kính và gây ô nhiễm môi trường.

Mất cân bằng, suy thoái đất đai

Với diện tích đất trồng lúa trên 1,5 triệu hecta, vùng ĐBSCL hằng năm đóng góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Việc thâm canh tăng vụ trong thời gian dài, sử dụng phân bón không hợp lý đã làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, gây suy thoái đất đai. Những con số thống kê của cơ quan chức năng đã chỉ rõ, mỗi năm vùng ĐBSCL tạo ra khoảng từ 25 - 26 triệu tấn rơm rạ, trong đó 70% lượng rơm rạ bị đốt, vùi vào đất, gây ngộ độc hữu cơ, lãng phí tài nguyên, tăng phát thải khí nhà kính.

Thâm canh quá mức, vựa lúa DDBSCL đối mặt suy thoái đất.

Tại các vùng đất trồng lúa 3 vụ của Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và nhiều địa phương khác áp lực thâm canh tăng vụ dẫn đến sử dụng phân bón không hợp lý, làm cho chất lượng đất giảm, qua thời gian để duy trì năng suất người dân buộc phải tăng lượng phân bón trên đồng ruộng, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Anh Lê Văn Giàu, nông dân trồng lúa ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết, trước đây lượng phân bón sử dụng trong canh tác lúa từ 40 – 50kg/công, thì hiện nay đã tăng lên 60 - 70kg/công, việc thâm canh tăng vụ, sử dụng phân không đúng cách đã khiến cho vựa lúa ĐBSCL bị suy thoái đất đai, gia tăng dịch bệnh trên lúa.

“Dân mình canh tác liền 3 vụ là cái lượng phân sẽ cao hơn, mỗi vụ mỗi nâng lên. Tại vì mần riết chất màu mỡ của đất không còn cho cây lúa để ăn, mình phải bổ sung phân nhiều hơn hồi đó. Hồi đó mình mần 1.300 m3 mình sạ chừng 1 bao, theo tập quán như người nông dân bây giờ phải nâng lên tầm sáu chục đến sáu mấy kg/1 công mới đủ cho lúa ăn, nặng phân hơn rất nhiều”, anh Lê Văn Giàu chia sẻ.

Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, qua thời nghiên cứu thực trạng đất lúa ở ĐBSCL cho thấy hàm lượng dinh dưỡng vẫn bảo đảm nhưng đáng chú ý là sự mất cân bằng giữa các thành phần đạm, lân, kali. Để khắc phục tình trạng này, nông dân cần phải cải tiến kỹ thuật canh tác và áp dụng các giải pháp sử dụng phân bón hợp lý. Không nên đốt rơm rạ mà cần trả lại cho đất bằng cách xử lý rơm rại bằng chế phẩm vi sinh, khi đó đất sẽ được trả lại chất dinh dưỡng, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân, giảm phát thải khí nhà kính, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.

Canh tác lúa tại ĐBSCL còn ghi nhận tình trạng đốt rơm rạ trên đồng, hay vùi rơm rạ vào đồng ruộng sau khi thu hoạch. Việc đốt rơm rạ gây lãng phí, làm ô nhiễm môi trường, đốt nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng. Bên cạnh đó, việc vùi rơm rạ chưa qua xử lý gây ra ngộ độc hữu cơ, tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.

Khâu làm đất trước khi xuống giống.

Theo ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, để cải thiện độ phì nhiêu đất, cung cấp vi sinh vật, hạ phèn, trả lại dinh dưỡng cho đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ người dân cần sử dụng loại phân bón thế hệ mới để cải thiện môi trường đất, phân hủy rơm rạ nhanh, giảm khả năng ngộ độc hữu cơ cho lúa, giúp bộ rễ phát triển, góp phần tăng năng xuất, chất lượng lúa gạo, chung tay thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.

“Từ những phân tích đất thấy rằng thành phần dinh dưỡng trong đất có sự biến động lớn, đặc biệt là chất hữu cơ ở trong đất hiện nay nhiều nhưng chất lượng không có do canh tác liên tục, ngập nước liên tục, các chất hữu cơ ở trong đất còn nhiều nhưng ây trồng không sử dụng được, giống như lượng đạm, lân cũng vậy mặc dù rất là cao nhưng cây trồng không hấp thu được. Chính vì đó sử dụng những sản phẩm với công nghệ tiên tiến mới NPK được bọc những dòng vi sinh mới để đưa vào giải phóng các chất dinh dưỡng nằm ở trong đất, giúp cho đất được cân bằng, màu mỡ hơn, qua đó giúp bà con nông dân sử dụng phân bón ít lại, giảm được phát thải khí nhà kính, như vậy chúng ta sản xuất nông nghiệp một cách bền vững”, ông Phan Văn Tâm cho biết.

Các giải pháp

Về giải pháp tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm phát thải trong sản xuất, PGS, TS Nguyễn Văn Hùng, Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI cho rằng, hiện nay người dân vẫn canh tác theo tập quán cũ, chưa có niềm tin vào các mô hình thực hành nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó sạ lan, bón phân dư thừa, bón không đúng cách, đúng chỗ và đốt rơm rạ tràn lan đã làm mất dinh dưỡng trong đất, gây ngộ độc hữu cơ.

“Giải pháp hiện nay là áp dụng cơ giới hóa trong khâu xuống giống bằng hình thức sạ cụm nhằm giảm lượng giống, giảm phân bón, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đây là giải pháp đang được các địa phương vùng ĐBSCL quan tâm do tính hiệu quả vượt trội. Trên thế giới chi phí sản xuất phân bón cho lúa gạo nằm ở mức 40 - 50%, ở ĐBSCL điều tra 10.000 nông dân ở Cần Thơ nằm ở mức khoảng 30%. Cái thứ hai là phát thải khí nhà kính nếu mà mình tính sử dụng đạm để canh tác lúa thì ít, chỉ từ 3 đến 5%. Tuy nhiên nếu mà mình giảm phân bón, phát thải khí nhà kính từ nhà sản xuất phân bón từ 20 - 30% cho tổng chi phí sản xuất của vòng đời lúa gạo. Cho nên chuyện phân bón với phát thải khí nhà kính là cực kỳ quan trọng, cộng với chi phí canh tác”, PGS, TS Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.

Nông dân xuống giống.

Duy trì năng suất nông dân ở các vùng trồng lúa buộc phải tăng lượng phân bón dẫn đến lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. TS Phạm Hà, Chủ tịch hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết, ngành nông nghiệp chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, mặt khác ngành nông nghiệp cũng làm tăng phát thải khí nhà kính từ quá trình sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Việc ưu tiên cần phải thực hiện ngay là điều chỉnh thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, ưu tiên sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên từ khoáng chất, thực vật.

Theo Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam Phạm Hà, phân bón gây ra khí thải nhà kính chủ yếu là những vùng trồng lúa, nhìn chung theo các nghiên cứu cây trồng hấp thụ một nửa lượng phân bón chúng ta bón thôi, còn lại là chôn xuống đất xong rồi gây ô nhiễm môi trường. Thứ nhất nông nghiệp bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng cùng là gây ra biến đổi khí hậu cho nên là chúng ta phải có một biện pháp nào đấy để thực hiện Net Zero. Trong phân bón đóng vai trò quan trọng chiếm khoảng từ 20 - 40%, thì một số biện pháp như là sản xuất cho tới sử dụng phân bón.

Hạt lúa săn chắc.

Trong thực tế canh tác người dân vẫn áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống, làm ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng lúa, gây suy thoái đất đai, ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất nông nghiệp. Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, để canh tác lúa bền vững cần một giải pháp canh tác tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa giúp canh tác hiệu quả mà không ảnh hưởng, làm suy giảm chất lượng đất đó chính là đề án 1 triệu hecta đang được Bộ NN thí điểm tại 7 mô hình, từ thực tế của các mô hình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao khi tăng năng suất chất lượng đều tăng, mô hình đã chứng minh giảm phân bón, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến tăng trưởng xanh.

“Trước những biến động về nguồn nước, về khí tượng thủy văn, về biến đổi khí hậu và những tác động về đất đai để chúng ta đánh giá, biết được thực trạng và có những giải pháp thích ứng, phù hợp cho việc sử dụng đất đai. Chúng ta chỉ đánh giá khoảng 5 năm gần đây, những biến động về độ phì thực tế của đất đai nó sẽ tác động như thế nào đến việc mà chúng ta canh tác đó là vấn đề quan trọng. Chúng ta đang hướng tới đề án 1 triệu hecta với những trọng tâm làm giảm chi phí, tăng giá trị, giảm phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh”, ông Lê Thanh Tùng cho biết.

Những quy trình canh tác lúa thông minh đang được Bộ NN&PTNT triển khai tại 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, bước đầu đã giúp người dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đây được xem là tiền đề để người dân tham gia vào đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Những đánh giá từ đề án 1 triệu hecta đã chứng minh giảm lượng phân bón từ 20 - 30%, giảm trên 50% lượng giống gieo sạ, năng suất, chất lượng lúa được nâng cao, lợi nhuận của người dân tăng hơn 6 triệu đồng/ hecta và điều quan trọng là đã chứng minh giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa.

Nguồn suckhoemoitruong.com.vn
Link bài gốc

https://suckhoemoitruong.com.vn/dong-bang-song-cuu-long-doi-mat-voi-suy-thoai-dat-va-o-nhiem-moi-truong-24852.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình phân loại rác thải tại nguồn dựa vào cộng đồng

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc phân loại rác thải tại nguồn phải được thực hiện bắt buộc chậm nhất từ ngày 1/1/2025 . Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang phối hợp với các đơn vị từng bước triển khai phân loại chất thải tại nguồn từ các hộ gia đình thông qua các mô hình tại cộng đồng.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com